Chữ viết cho các dân tộc thiểu số ở Bình Định
8:35', 17/7/ 2003 (GMT+7)

Thiếu nữ Bana ở Vân Canh (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Ở Bình Định hiện nay có nhiều dân tộc thiểu số, nhưng đông nhất và lâu đời vẫn là các dân tộc Ba na Kriêm,  Chăm Hroi, Hrê. Đồng bào ở đây đang có nhu cầu cấp thiết về một chữ viết cho mình. Điều này đã thôi thúc một số trí thức người dân tộc tìm tòi, nghiên cứu một cách tự phát như Yang Danh, Lơ O Tằm, Đinh Văn Thành, Đoàn Măng Téo… mong sớm tạo ra chữ viết cho dân tộc mình.

Thấy được nhu cầu này, các cấp lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình kinh tế – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc hoàn thiện chữ viết và biên soạn sách để dạy và học tiếng Ba na, Chăm, Hre. Hiện có một dự án hoàn thiện chữ viết và biên soạn sách để dạy và học tiếng Ba na Kriem, Chăm Hroi, Hre đang được UBND tỉnh phối hợp với viện Ngôn ngữ học thực hiện. Dự án này nếu thực hiện thành công, sẽ có một tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, giúp đồng bào các dân tộc ở Bình Định có cái chữ để học, hòa nhập và phát triển.

Một khi đã có chữ viết và sách học tiếng sẽ giúp đồng bào Ba na Kriem, Chăm Hroi, Hre học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, đồng thời sẽ giúp cho cán bộ và đồng bào các dân tộc khác học tập để nắm được tiếng nói, hiểu được những nét bản sắc trong văn hóa các dân tộc trên, nhằm phục vụ tốt hơn trong các lĩnh vực công tác khác (như phát thanh truyền hình, thông tin tuyên truyền, y tế, giáo dục…) ở vùng dân tộc thiểu số Bình Định.

Chỉ xin nói một việc cụ thể, là có chữ viết sẽ giúp cho người sưu tầm văn học dân gian sưu tầm được nhiều hơn sử thi ở các dân tộc. Nhà foklore Hà Giao ở Bình Định đã từng sưu tầm sử thi ở tộc người Ba na. Để xuất bản được tập sử thi sưu tầm ở nhóm người Kriem Bình Định ("Sử thi Bahnar Kriem", Nxb. Văn hóa dân tộc, H.2002), ông đã gặp không ít khó khăn,  trong đó cái khó khăn nhiều hơn cả vẫn là về ngôn ngữ như ông viết trong lời tựa tập sách trên: Ở vùng Bahnar Kriêm còn một số ít người biết chữ dân tộc mình, họ học trong rừng thời kháng chiến nên đều ở tuổi xấp xỉ năm mươi trở lên. Thế mà hòa bình đã hơn 25 năm, không có nơi nào dạy chữ Bahnar, chưa có từ điển, máy đánh chữ và máy vi tính thiếu dấu ở nhiều mẫu tự Bahnar! Vì vậy, việc tổ chức  thực hiện bản thảo chữ Bahnar đến "chảy nước mắt".

Hy vọng rằng, với sự quan tâm của tỉnh, đồng bào các dân tộc Ba na Kriêm, Chăm Hroi, Hre ở Bình Định sẽ sớm có chữ viết của mình được sử dụng trong thực tế với một hiệu quả cao, để đồng bào sớm hội nhập và phát triển.

. Trần Xuân Toàn 

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
2 tác phẩm điêu khắc Chămpa của Bình Định tham dự triển lãm tại Bỉ và Áo là một vinh dự lớn  (15/07/2003)
"Hoan hô thằng ăn trộm"  (11/07/2003)
Khởi động giai đoạn nước rút   (11/07/2003)
Để sân khấu truyền thống không xa lạ với giới trẻ  (10/07/2003)
Nhìn lại bóng đá Bình Định mùa giải năm 2003  (09/07/2003)
Khai quật mộ chum 2000 tuổi  (08/07/2003)
Làng văn hóa Hà Ri  (06/07/2003)
Trong tương lai không xa, cờ tướng Bình Định sẽ phát triển mạnh  (04/07/2003)
Người hâm mộ nói gì khi đội bóng đá Bình Định đăng quang?  (02/07/2003)
Bên lề sân cỏ  (02/07/2003)
Luciano – Người đứng sau vinh quang của đội bóng  (02/07/2003)
Bóng đá và một trang nhật ký viết chung  (02/07/2003)
Trong niềm vui ngất trời  (02/07/2003)
Hai hay và một chưa hay  (02/07/2003)
Bóng đá Bình Định- Hành trình đến vinh quang   (02/07/2003)