Làng văn hóa Thắng Công
16:8', 22/7/ 2003 (GMT+7)

Nằm bên bờ phía nam sông Kôn, quanh năm tắm mát phù sa, làng Thắng Công ở tận cùng phía tây huyện An Nhơn, giáp huyện Tây Sơn, chạy dọc từ bến Trường Trầu đến giáp bến An Thái, nơi đã từng đi vào lịch sử gắn liền dấu ấn thời gian của miền đất võ. Vùng sông nước này đã từng nuôi dưỡng chí lớn của ba anh em nhà Tây Sơn để làm nên nghiệp cả... Truyền thống ấy được nhân dân Thắng Công tiếp tục phát huy trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Là một trong 8 thôn của xã Nhơn Phúc, tên làng Thắng Công có từ thời phong kiến, cả thôn rộng gần một cây rưỡi số vuông, trong đó có 72 ha đất nông nghiệp. Người dân sống bằng nghề nông chiếm 65%, còn lại làm ngành nghề - dịch vụ. Năm 2001 thôn Thắng Công đăng ký xây dựng Làng văn hóa và Qui ước làng văn hóa được UBND huyện phê duyệt đã đưa xuống từng xóm học tập thảo luận, tạo ra sự đồng thuận từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân.

Nhờ phù sa sông Kôn bồi đắp nên đồng ruộng ở Thắng Công màu mỡ, những năm gần đây thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới nên năng suất lúa bình quân từ 37 tạ/ha/vụ năm 1998 tăng lên 52 tạ/ha/vụ năm 2002. Các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày trồng trên đất ven sông càng có hiệu quả. Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, nhất là nuôi heo hướng nạc, nuôi bò vỗ béo; nhiều hộ có mức thu nhập từ 30-50 triệu đồng/năm; đã có 2 hộ đầu tư xây dựng chuồng trại qui mô lớn để nuôi bò sinh sản và bò thịt vỗ béo.

Các ngành nghề - dịch vụ cũng phát triển khá, thu hút hàng trăm lao động nông nhàn, nhất là sản xuất gạch ngói từng nổi tiếng trên thị trường, tiếp đến là cơ khí sửa chữa, chế biến nông sản - thực phẩm, làm bún, nấu rượu, bánh tráng, làm nhang... chiếm 35% giá trị kinh tế của thôn, góp phần vào thu nhập bình quân mỗi nhân khẩu 5 triệu đồng trong năm. Đến nay Thắng Công đã xóa hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5%, thấp hơn 4% so với mức bình quân toàn xã.

Đời sống văn hóa tinh thần có chuyển biến tích cực, 100% trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Trong thôn đã thành lập chi hội Khuyến học lâm thời, khơi dậy truyền thống hiếu học của từng gia đình, họ tộc. Sức khỏe nhân dân được chăm sóc tốt hơn, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, trên 60% gia đình xây dựng 3 công trình vệ sinh, 100% gia đình dùng nước sạch. Phong trào luyện tập thân thể được phát động và duy trì, nhất là môn võ thuật cổ truyền, bóng chuyền, bóng đá. Võ đường Bình Sơn của võ sư Lâm Ngọc Phú là một trong những võ đường tồn tại khá lâu ở Thắng Công - An Thái trong khi nhiều võ đường khác ở các nơi bị mai một.

Nhân dân trong làng đều được nghe đài, 90% số hộ có xe máy, máy thu hình, thu thanh; trên 10% số hộ có điện thoại; đội văn nghệ quần chúng của thôn phục vụ yêu cầu văn hóa văn nghệ của nhân dân và tham gia các hội thi, liên hoan văn nghệ do huyện, tỉnh tổ chức.

Đời sống văn hóa đã trở thành sức mạnh cho mọi phong trào cách mạng, bằng công sức của nhân dân và cấp trên hỗ trợ, trong thời gian gần đây, làng văn hóa Thắng Công đã tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng thiết chế văn hóa. Tại thôn đã xây dựng 1 phân trạm y tế, 1 trường tiểu học, 1 nhà mẫu giáo, trụ sở thôn, 3 nhà họp xóm, sân bóng chuyền và một số công trình văn hóa khác, làm hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 4,5 cây số đường bê tông giao thông liên thôn, liên xóm, chiếm 1/4 chiều dài đường giao thông được trải bê tông trong toàn xã.

Những thành tựu đạt được của cán bộ và nhân dân Thắng Công xứng đáng được trở thành thôn duy nhất của huyện An Nhơn được UBND tỉnh quyết định công nhận Làng văn hóa cấp tỉnh.

. Trần Duy Đức

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ngổn ngang sách cho thiếu nhi   (21/07/2003)
Bóng đá miền Trung chuẩn bị cho mùa giải mới   (20/07/2003)
Những phát hiện tại Động Cườm có giá trị không nhỏ về mặt lịch sử   (18/07/2003)
Phim hoạt hình Việt Nam – Làm sao để ăn khách?   (17/07/2003)
Chữ viết cho các dân tộc thiểu số ở Bình Định   (17/07/2003)
2 tác phẩm điêu khắc Chămpa của Bình Định tham dự triển lãm tại Bỉ và Áo là một vinh dự lớn  (15/07/2003)
"Hoan hô thằng ăn trộm"  (11/07/2003)
Khởi động giai đoạn nước rút   (11/07/2003)
Để sân khấu truyền thống không xa lạ với giới trẻ  (10/07/2003)
Nhìn lại bóng đá Bình Định mùa giải năm 2003  (09/07/2003)
Khai quật mộ chum 2000 tuổi  (08/07/2003)
Làng văn hóa Hà Ri  (06/07/2003)
Trong tương lai không xa, cờ tướng Bình Định sẽ phát triển mạnh  (04/07/2003)
Người hâm mộ nói gì khi đội bóng đá Bình Định đăng quang?  (02/07/2003)
Bên lề sân cỏ  (02/07/2003)