Sân khấu truyền thống và người chiến sĩ
16:39', 10/8/ 2003 (GMT+7)

Đề tài hình tượng người chiến sĩ cách mạng trên sân khấu cả nước nói chung và sân khấu tuồng ở Bình Định nói riêng là một đề tài hấp dẫn, lý thú. Biết bao chiến sĩ cách mạng anh hùng đã hiến dâng cuộc đời, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Cùng với lịch sử dân tộc, các ngành nghệ thuật nói chung và sân khấu tuồng Bình Định nói riêng đã và đang xây dựng nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, nhằm tái hiện lịch sử, làm sống lại những mảnh đời riêng, những kỳ tích phi thường của những người chiến sĩ cộng sản.

Họ đã tỏa sáng trong thời điểm lịch sử cách mạng và càng tỏa sáng lung linh hơn, rực rỡ hơn trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật, để lại ấn tượng cao đẹp trong trái tim mỗi người chúng ta. Trong nền sân khấu nước nhà đã có nhiều tác giả nổi bật ở lĩnh vực này, như: Học Phi, Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ…

Ở Bình Định, Nhà hát tuồng Đào Tấn và Đoàn dân ca kịch gần 50 năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách mạng trên sân khấu với nhiều vở diễn được công chúng yêu thích như Hương thầm, Điều không thể mất, Sáng mãi niềm tin, Chị Ngộ… Từ vở tuồng cách mạng đầu tiên "Anh Tài chị Ngộ" của Nguyễn Lai dựng năm 1952 ở miền Bắc đến những vở sau này như "Những người con", "Gương bất khuất" và đặc biệt là vở "Sáng mãi niềm tin" của Lê Duy Hạnh dựng năm 1990 đã thể hiện hình tượng những người chiến sĩ cộng sản, tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và các đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…

Đó là những thành công đáng khích lệ của Nhà hát tuồng Đào Tấn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc xây dựng các nhân vật cách mạng trong sân khấu nói chung và sân khấu tuồng nói riêng đã có phần chững lại. Trong đó có nhiều nguyên nhân, có người cho là do cơ chế kinh tế thị trường, tuồng là phải hát tuồng cổ, không hát tuồng mới. Điều này trái với chủ trương phát triển, cách tân nghệ thuật sân khấu của ta. Bởi ngoài nhiệm vụ giữ gìn tinh hoa của nghệ thuật tuồng, nhà hát tuồng còn phải phản ánh kịp thời cuộc sống mới, con người mới, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công chúng. Người chiến sĩ cộng sản trong thời bình, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều cái khác xưa. Họ là những người có kiến thức, có trí tuệ, có tầm nhìn xa rộng. Vì vậy, việc xây dựng thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản trên sân khấu đòi hỏi không chỉ ở vai trò tác giả kịch bản hay đạo diễn, mà còn đòi hỏi tài năng và phẩm chất của người diễn viên.

Đất nước ta có nhiều anh hùng, tỉnh Bình Định có nhiều anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Những người chiến sĩ cách mạng kiên cường như: Ngô Mây, Nguyễn Chơn, Trần Thị Kỷ, Biên Cương… mãi mãi sống trong lòng dân. Nghệ thuật tuồng và sân khấu dân ca của Bình Định đã xây dựng thành công một số hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong kháng chiến chống ngoại xâm, hy vọng với tài năng và tâm huyết của người nghệ sĩ, cộng với những đầu tư thích đáng của tỉnh, hai đoàn nghệ thuật sân khấu của tỉnh sẽ lại tiếp tục cho ra đời nhiều vở diễn hay nói về những người chiến sĩ cộng sản đương thời, những con người đang sống, đang suy nghĩ, tìm tòi và dũng cảm tiến lên phía trước.

. Mai Thìn

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Địa chí Bình Định: Còn rất nhiều điều phải bổ sung   (08/08/2003)
Đi tìm ký ức bản làng   (07/08/2003)
Võ Bình Định trong hành trình tìm lại chính mình   (06/08/2003)
Nguyễn Sáng - Một danh họa lớn của Việt Nam   (05/08/2003)
U23 Việt Nam đại thắng trận đầu trên đất Áo   (04/08/2003)
Nguyễn Mạnh Dũng nói về việc tố cáo Việt Thắng bán độ   (03/08/2003)
Đội bóng đá Bình Định và những chuẩn bị cho mùa giải mới   (01/08/2003)
Thương tiếc Nghệ sĩ ưu tú Lưu Hạnh   (31/07/2003)
Armstrong - Một huyền thoại sống của làng xe đạp thế giới  (31/07/2003)
Múa hát cùng bản làng   (29/07/2003)
Hào hứng và sáng tạo   (28/07/2003)
Cầu thủ Minh Mính sẽ không rời khỏi đội Bình Định   (27/07/2003)
Bình Định "được mùa" huy chương   (25/07/2003)
Nhạc sĩ của thế hệ thứ năm   (24/07/2003)
Tour de France - Hành trình 1 thế kỷ   (23/07/2003)