Thanh Hùng - Ca sĩ thành công với dòng nhạc chính thống:
Tôi như nhận ra trong mỗi bài hát cái hồn của dân tộc…
16:26', 1/9/ 2003 (GMT+7)

Ca sĩ Thanh Hùng

Trong giới ca sĩ hát dòng nhạc chính thống hiện nay tại tỉnh nhà, khó có giọng ca nào sánh được với ca sĩ Thanh Hùng. Chất giọng nam cao, âm vực rộng và đặc biệt là lối biểu diễn rất "có thần", anh đã thể hiện rất thành công những ca khúc như: "Đất nước trọn niềm vui" của nhạc sĩ Hoàng Hà; "Cung đàn mùa xuân" của nhạc sĩ Cao Việt Bách… Anh tâm sự: "Tôi như nhận ra trong mỗi bài hát cái hồn của dân tộc, chất hào hùng trong mỗi ca từ…".

Theo sự hướng dẫn của một sinh viên trường Trung học văn hóa – nghệ thuật, tôi tìm đến nhà của ca sĩ, thầy giáo thanh nhạc Thanh Hùng trong khu tập thể Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn. Đó là một căn nhà nhỏ nhưng rất đẹp nằm dưới chân núi Vũng Chua. Trong khuôn viên sân, chủ nhà trồng rất nhiều cây cảnh và hoa phong lan.

Thấy tôi chăm chú tấm Huy chương vàng treo trang trọng, anh cười: "Đó là chiếc huy chương mới nhất mà tôi đạt được tại Liên hoan ca nhạc "Giai điệu tháng 3" tổ chức tại Huế". Rồi giọng anh trở nên sôi nổi hơn khi kể cho tôi nghe về quá trình vào nghiệp ca hát của mình. Sinh ra và lớn lên ở quê dừa Hoài Nhơn, ngay từ khi còn là một học sinh tiểu học ở trường Hoài Đức, Nguyễn Thanh Hùng đã sớm biểu hiện những năng khiếu về âm nhạc. Tại các chương trình biểu diễn văn nghệ của trường, mọi người đều nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng mỗi khi Thanh Hùng trình bày tiết mục của mình. Nhưng lúc đó và cả những năm sau, Thanh Hùng chỉ hát theo năng khiếu và thực sự chưa ai phát hiện ra chất giọng "chính thống" của anh. Thanh Hùng kể: "Do chất giọng của tôi khỏe nên hồi đó chỉ toàn hát những bài nhạc mạnh. Đến năm 1981, tôi thi vào Trường Trung học Văn hóa - nghệ thuật Bình Định và chính nơi đây các thầy cô chỉ cho tôi thấy khả năng thể hiện những bài hát chính thống đồng thời là cơ hội tốt để tôi rèn luyện, nâng cao năng khiếu của mình…".

Năm 1984, Thanh Hùng tốt nghiệp loại xuất sắc và được nhận về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin. Đến năm 1987, anh được chuyển về lại trường của mình để dạy bộ môn Thanh nhạc. Năm 1989, anh được cơ quan cho đi học Đại học ở Huế và tại đây, dưới sự hướng dẫn của giáo sư thanh nhạc Lô Thanh, tài năng của anh Hùng mới được phát huy cao độ. Anh liên tiếp đoạt thành tích cao tại các liên hoan tiếng hát cách mạng. Thành tích trong sự nghiệp ca hát của anh gồm: 2 Huy chương vàng (1997, 2000, tại Liên hoan tiếng hát Lực lượng vũ trang do Quân khu V tổ chức và Liên hoan tiếng hát Giai điệu tháng 3 tại Huế); 1 Huy chương bạc tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc khu vực II; rất nhiều giải A, giải nhì, ngoài ra anh còn được Bộ Văn hóa thông tin tặng bằng khen vì đã đạt thành tích xuất sắc.

Có thể nói trong giới ca sĩ hát dòng nhạc chính thống hiện nay tại tỉnh nhà, khó có giọng ca nào có thể so sánh với ca sĩ Thanh Hùng, với chất giọng nam cao, âm vực rộng và đặc biệt là lối biểu diễn rất "có thần". Anh tâm sự: "Khi tôi đến với dòng nhạc chính thống, tôi đã say mê ngay từ những bài hát đầu tiên mà tôi được hát. Tôi như nhận ra trong mỗi bài hát cái hồn của dân tộc, chất hào hùng trong mỗi ca từ. Do đó khi thể hiện mỗi ca khúc, tôi luôn hát bằng tất cả sự rung động của con tim, khi ấy tâm hồn tôi như quyện vào lời bài hát giúp cho bài hát được thể hiện thành công hơn…".

Công việc chính hiện nay của anh Thanh Hùng là giảng viên khoa Thanh nhạc, Trường Trung học Văn hóa - nghệ thuật Bình Định. Với công việc này anh có dịp mang hết những kinh nghiệm trong sự nghiệp ca hát, cùng với niềm đam mê sẵn có truyền đạt lại cho lớp đàn em và trong số đó nổi lên những giọng ca chính thống khá thành công trong thời gian qua như: Công Trứ, Châu Quốc Cường, Văn Công Cường. Theo nhận xét của anh thì, đây thực sự là những giọng ca đầy triển vọng và chính họ sẽ là những người tiếp tục thổi hồn vào những ca khúc của dòng nhạc chính thống.

. Công Tâm

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định thâu tóm hầu hết các danh hiệu phụ   (29/08/2003)
Mặn mòi hương biển   (28/08/2003)
Bình Định sẽ gặp Hoàng Anh Gia Lai tại Pleiku trong trận khai mạc?   (26/08/2003)
Nhiếp ảnh Bình Định nhìn từ một triển lãm   (25/08/2003)
Bảo tồn âm nhạc tuồng - một việc làm đầy ý nghĩa  (22/08/2003)
Bình Định bội thu tại giải Võ cổ truyền toàn quốc năm 2003   (20/08/2003)
Tôi sẽ hết mình vì màu cờ sắc áo, vì danh dự của nền bóng đá VN   (20/08/2003)
Tôi sẽ cố gắng hội tụ các yếu tố để góp phần giúp bóng đá nước nhà phát triển   (17/08/2003)
Châu Quốc Cường: Sáng cùng Sao Mai   (15/08/2003)
Không nên "xây nhà từ nóc"  (14/08/2003)
Những "trái ngọt" đầu mùa của thể thao Bình Định   (13/08/2003)
Ngóng phương trời gởi lại gánh non sông   (12/08/2003)
Thần Siva mang phong cách tháp Mẫm   (11/08/2003)
Sân khấu truyền thống và người chiến sĩ   (10/08/2003)
Địa chí Bình Định: Còn rất nhiều điều phải bổ sung   (08/08/2003)