Ngày xuân với thú chọi gà
16:5', 20/1/ 2004 (GMT+7)

Cứ mỗi dịp Tết về, trong đời sống con người chúng ta có biết bao trò chơi bổ ích, giải trí để vui xuân. Biết bao trò chơi để tiêu khiển hấp dẫn, rồi nhiều thú thư giãn nhộn nhịp trong 72 tiếng đồng hồ tồn tại của ngày đại lễ truyền thống cổ truyền dân gian Việt Nam có từ ngàn xưa. Nhưng có một trò chơi vốn không xa lạ, mang đậm tính văn hóa nghệ thuật dân tộc mà tất cả mọi người từ miền thôn quê hẻo lánh đến thị thành sầm uất đều đam mê không kém so với các trò chơi xuân khác như bài chòi, lô tô, hát xẩm, tam cúc, hát bộ, đua thuyền, đua ngựa, chọi trâu..., đó là chọi gà - một thú tiêu khiển dung dị đời thường, tao nhã luôn luôn làm say mê lôi cuốn nhiều người.

Trong một trận bóng đá, cầu thủ bên nào ghi được bàn vào lưới đối phương, thì cầu thủ đó lập tức nhận được sự tán thưởng của những người hâm mộ. Còn trong vòng đấu khắc nghiệt, sinh tử của hai chú gà trống chọi thì luôn được ví ngang như hai võ sĩ đang thi đấu trên vũ đài. Một lần ra đòn đúng ngay tầm đích, nhất là những đòn đánh, đá đẹp mắt vào yếu huyệt của đối thủ thì chú gà trống ấy được cổ vũ bằng những lời reo hò, động viên thích thú từ vòng người đang xem bên ngoài.

Lúc sinh thời, tả tướng quân Lê Văn Duyệt rất mê nuôi và chơi gà chọi. Ông thường nói với thuộc hạ tả hữu xung quanh mình rằng một chú gà trống luôn hội tụ đủ 5 yếu tố, phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng, hoặc một đấng nam nhi đại trượng phu. Tức là có đủ cả trí-vũ-dũng-uy-nhân không thua gì đặc tính vốn có ở con người. Những yếu tố cơ bản ấy được phô diễn, biểu lộ ra hẳn bên ngoài ngay khi đang đứng, đang đi, đang chiến đấu với địch thủ. Chính vì thế mà có rất nhiều đức ông, thanh niên tuổi trẻ không những đam mê nuôi chơi gà chọi mà còn luôn ham thích, nâng niu, yêu quý chúng còn hơn những động vật nuôi khác trong gia đình.

Người chơi gà chọi sành điệu, am tường kỹ lưỡng thì họ luôn rất rành chuyện chọn giống nào, nòi gì, tía, ô, xám, ô xám, tía ô..., thuộc chủng loại nào, hay dở ra sao. Người chuyên nghề thì chọn lựa kỹ hơn với kiến thức rộng trong lĩnh vực chuyên môn của nhà nghề, ví dụ con này có vuốt cong thì bất lợi hay không, con nọ móng thẳng thì hay dở thế nào, mào rộng dài thì được thuận tiện ra sao, cựa dài sắc nhọn có phải là vũ khí lợi hại, sở trường cho nó lắm không khi xông ra trận. Cánh thon dài, nhịp vỗ chậm thì đem lại những phản ứng chậm chạp khi xoay sở đánh đòn. Vẩy, vi, lông mao, tiếng gáy, dáng đứng... cũng là những yếu tố cơ bản rất cần thiết phải có đối với một chiến binh gà trống chọi dũng mãnh và thiện chiến. Vào ngày xuân, người miền Bắc thường thích chọi gà bằng các đôi gà trống kiến ta với những bộ lông đa màu sặc sỡ; người miền Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận dưới miền Tây như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Trà Vinh đến Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước... thì thường đam mê gà tre chọi, là giống gà lai hao hao chủng loại kiến lùn, được trang bị hai cựa chân bằng hai lưỡi dao nhọn hoắt. Có nghĩa là trận đấu gà phải có một kết thúc đẫm máu khi một con phải bỏ mạng tại trường gà bởi bị một đòn nốc ao của đối phương đâm vào tử huyệt. Trận đấu bao giờ cũng được đánh dấu bằng một cây nhang cho từng hiệp đấu (cây nhang trầm đốt lên để đánh dấu) cũng có con bền bỉ đến 4-5 nhang, có khi cả ngày mà vẫn chưa chịu thua chạy. Sức chiến đấu ngoan cường và say đòn cho đến khi kiệt sức bất tỉnh khuỵu xuống và huyết nhuộm đỏ toàn thân. Người miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên nhất là từ Khánh Hòa trở vào tới Bình Thuận, Đồng Nai thì thích chơi giống gà nòi cao giò - loại gà nặng ký ra đòn đau hơn, mạnh mẽ hơn, bền sức chiến đấu và ngoan cường dũng mãnh đến hơi thở cuối cùng với kẻ thù.

Riêng ở Bình Thuận, những năm gần đây phong trào nuôi gà chọi hồi sinh trở lại có chiều hướng gia tăng phát triển, có điểm, sân, trường gà hẳn hoi, với lò đào tạo, nhân giống nuôi dạy rất tốt. Phong trào chọi gà ngày xuân ở thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa, Chợ Lầu, thành phố Phan Thiết vào những ngày Tết luôn luôn rất sôi nổi không thua gì sức hấp dẫn từ các trận cầu trên sân cỏ thế giới. Ở thị trấn Liên Hương, Chí Công, Phan Rí Thành... có nhiều người nuôi các giống gà nòi nổi tiếng từ các tỉnh bạn, địa phương xa như giống Ninh Hòa, Cam Ranh, Nha Trang, nòi Đắc Lắc, Phan Rang, Quy Nhơn, Thành Diên Khánh... để làm giống lưu truyền cho những mùa sau.

Và mỗi khi Tết về, thú nuôi chơi gà trống chọi lại xuất hiện, rộ lên cùng với những lôi cuốn hấp dẫn mà nó đem lại như một niềm vui giải trí văn hóa cuộc sống cho con người, như một thú thư giãn, tiêu khiển tuyệt vời không thể thiếu trong 3 ngày xuân.

. Thùy Dung (st)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Văn thần, võ tướng: Đã tề tựu trong điện thờ Tây Sơn tam kiệt  (20/01/2004)
Tây Sơn: Những ngày tiền Lễ hội   (19/01/2004)
Bình Định yên lòng ăn Tết  (18/01/2004)
Bình Định sẽ ăn Tết sớm?   (16/01/2004)
Vững vàng trong top đầu   (15/01/2004)
Tết Thái ở Vân Canh  (14/01/2004)
Nhà Rông - Nét đặc trưng văn hóa của người Banar Kriêm - Bình Định   (13/01/2004)
Xuân này, họ ăn Tết muộn  (12/01/2004)
Bình Định quật khởi  (11/01/2004)
Người vào vai Quang Trung tại lễ hội kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  (11/01/2004)
Thêm một thử thách đối với đội Bình Định  (09/01/2004)
Mất dần một làng tuồng...   (08/01/2004)
Phải xây dựng cho được "thương hiệu bóng đá Bình Định"  (07/01/2004)
Đề tài hấp dẫn nhưng thành công chưa nhiều   (06/01/2004)
Cơ hội lớn cho công tác nghiên cứu thành Cha  (05/01/2004)