Thạch ngoạn – bản thể vô ngôn
17:16', 27/1/ 2004 (GMT+7)

Nhiều người đã ví ngoạn thạch (đá cảnh) với trang kinh không chữ trong giáo lý vô ngôn của Thiền tông Việt Nam. Có điều này là vì với ngoạn thạch, chốn tĩnh lặng nhất cũng là nơi chứa đựng nhiều ngôn ngữ nhất. Điều đó đã được thể hiện rất rõ ở khách thưởng lãm khi họ "không thốt lên lời" những lúc đối diện trước đá. Không chỉ nổi tiếng với những mỏ đá granite hồng ngọc, vàng phấn; nguồn đá cảnh đa dạng cũng đã đưa Bình Định vào danh sách những địa phương có nguồn đá cảnh phong phú với những tác phẩm đá cảnh nổi tiếng khắp cả nước.

Những viên đá đã được gió, nước và thời gian bào mòn đi "phần mềm" bên ngoài, để lại cái "cốt lõi" nặng hàng trăm kí có khi còn lên đến cả tấn đã được trân trọng mang về từ những rặng núi cao, điệp trùng của vùng Hoài Ân, An Lão, ở Phù Mỹ, Phù Cát và cả ở núi Vũng Chua (Quy Nhơn)… Đó là tác phẩm Phù vân thảo, Hòn đôi của tác giả Nguyễn Văn Tường. Tác phẩm Kim tự tháp, Môi trường… của Nguyễn Tấn Thành, Phan Trọng Sấm ở thành phố Quy Nhơn. Tất cả như khởi lại cho một ý thức tư niệm mới về lòng giác ngộ của con người trước thiên nhiên mênh mông.

Trước đá, con người đã lặng im chiêm nghiệm và tự liên hệ chính mình khi đá toát lên một điều gì đó hiển triết trong đời sống thực tại. Bản thể của đá là hồn nhiên vô ngôn. Tự thân của đá là vầng trăng chiếu sáng khi bóng đêm đổ xuống, là hương hoa phát tiết của mọi loài cỏ cây bất kỳ

xuân hạ thu đông, trong thế giới tự vận động để tự tồn tại. Nó tự nhiên. Và đá hiện diện trên mặt đất như để hình thành mối lương duyên bất thành văn với con người đời đời kiếp kiếp… Những viên đá mỹ thuật kỳ diệu mà ta vừa "kiến tính" ở trên là bước tiên khởi gõ vào huyền mật một dòng chảy tự nhiên cuồn cuộn dẫn về biển cả.

Giới chơi đá cảnh biết rất rành rằng Bình Định là xứ có nhiều đá đẹp, nhiều khi đẹp đến bất ngờ. Tựa lưng vào Trường Sơn, xoay mặt ra hứng gió biển Đông, đá cũng như người, cũng "lớn" lên khi bị thời gian bóc tách, bào mòn đi, xoay vần với vũ trụ để cuối cùng bày ra cái lõi cứng cỏi và kiêu hãnh. Đá chịu mất mát để lớn lên. Có cái duyên nào không giữa đá với người ở cái xứ sở mà con dân có "lời nói ngắn như một đòn đánh thẳng" nhưng tính khí đôn hậu, thật thà, dung dị như đất Bình Định. Phải chăng là như thế đá ơi!

ĐĂNG NHÂN

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hội hoa đăng trên sông Kôn  (26/01/2004)
Rộn ràng 4 sắc màu nghệ thuật  (25/01/2004)
Tết ở cung đình ngày xưa   (24/01/2004)
Nhớ nét xuân Bình Định xưa  (21/01/2004)
Ngày xuân với thú chọi gà  (20/01/2004)
Văn thần, võ tướng: Đã tề tựu trong điện thờ Tây Sơn tam kiệt  (20/01/2004)
Tây Sơn: Những ngày tiền Lễ hội   (19/01/2004)
Bình Định yên lòng ăn Tết  (18/01/2004)
Bình Định sẽ ăn Tết sớm?   (16/01/2004)
Vững vàng trong top đầu   (15/01/2004)
Tết Thái ở Vân Canh  (14/01/2004)
Nhà Rông - Nét đặc trưng văn hóa của người Banar Kriêm - Bình Định   (13/01/2004)
Xuân này, họ ăn Tết muộn  (12/01/2004)
Bình Định quật khởi  (11/01/2004)
Người vào vai Quang Trung tại lễ hội kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  (11/01/2004)