|
Bức tranh mô tả Trận đánh ở Gia Quan và Ha Hộ |
Như Bình Định điện tử đã đưa tin, trong chuyến về Bình Định dự Lễ hội kỷ niệm 215 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội sử học Việt Nam, đã tặng Bảo tàng Quang Trung 6 bức bình đồ có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hóa của triều đại Tây Sơn. Đây là bộ tranh "Bình Định An Nam chiến đồ" của vua Càn Long tặng cho vua Quang Trung cách đây hơn 200 năm.
|
Bức tranh mô tả Trận đánh ở Tam Dị và Trụ Hữu |
Bộ tranh này có tính thời sự và sử liệu khá lớn là vì nó được làm và đề vịnh vào tháng 8 năm Kỷ Dậu (1789), tức là chỉ 8 tháng sau khi chiến sự Việt - Thanh kết thúc với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào tháng Giêng, và ngay sau khi sứ bộ Nguyễn Quang Hiển sang bệ kiến và cầu hòa với vua Càn Long vào tháng 7 cùng năm. Điều đặc biệt là, bộ tranh được vua Càn Long ngự chế và ngự bút với thơ đề vịnh, một điều mà theo sử sách cũng như thư tịch Trung Quốc chép lại, thì Càn Long chỉ bỏ công ngự chế và ngự bút văn thơ cho một số
|
Bức tranh mô tả Trận đánh ở sông Thọ Xương |
ít võ công hiển hách nhất trong triều đại của mình. Qua đó ta thấy tầm quan trọng của chiến sự và ngoại giao của triều Thanh đối với Việt Nam, khi ấy vẫn còn được gọi là "An Nam", đã khiến cho vị hoàng đế thường tự cao, tự đại này phải tốn nhiều bút mực chống chế cho thất bại ở phương Nam, bằng cách vớt vát thể diện với thành công trên phương diện ngoại giao khi triều Tây Sơn ngỏ ý cầu hòa!
|
Bức tranh mô tả Trận đánh sông Thị Cầu |
Bộ tranh "Bình Định An Nam chiến đồ" thực ra chỉ gồm có 5 bức tả cảnh chiến trận giữa quân Thanh và quân Nguyễn Tây Sơn: lần lượt tại các địa điểm là "Gia Quan Ha Hộ" (có lẽ là gần ải Nam Quan ở Lạng Sơn), "Tam Dị Trụ Hữu" (có lẽ gần núi Tam Tằng), sông "Thọ Xương", sông "Thị Cầu" và sông Phú Lương". Còn bức thứ 6 thì tả cảnh sứ bộ Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến xin cầu hòa với vua Càn
|
Bức tranh mô tả Trận đánh ở sông Phú Lương |
Long tại Quyển A, thắng cảnh sơn trang ở Nhiệt Hà (Jehol). Phía trên ở khoảng giữa mỗi bức tranh lại có một bài thơ ngự chế của vua Càn Long đề vịnh. Mỗi bức tranh có dấu ấn "Cổ hi Thiên tử chi hỉ" (Con dấu của nhà vua đã thọ trên 70 tuổi) thì lại có thêm dấu "Do nhật tư tư" (đạo mỗi ngày một chăm chăm) theo dạng âm khắc, ở ngay cuối dòng lạc khoản của mỗi bài thơ.
|
Đồ hình vẽ cảnh Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến và ban cho ăn yến |
Trong lời tựa cho bộ tranh nói trên, vua Càn Long đã nói rõ "lý do" để có bộ tranh này: "… Không có chinh chiến mà thành công thì có thể không vẽ thành đồ hình, mà vẽ ra là để ghi lại sự thực của việc bề tôi là tướng soái của ta và chiến sĩ trong quân lữ của ta vượt xa mạo hiểm tấn công chỗ kiên cường, phá tan nơi mũi nhọn. Lại còn có kẻ vì ôm lòng trung mà thiệt mạng, nếu không vẽ đồ hình để kỷ niệm mỗi chiến tích của họ thì ta sao nỡ. Vả lại, việc Nguyễn Huệ hối tội xin hàng, vốn là cái cớ để nhằm chinh phạt, điều này cũng chưa từng thấy, chẳng phải là đầu đuôi cùng một việc vậy. Ôi kể ra thì có chinh phạt mà không phải chinh chiến là hay nhất, chinh chiến rồi mới được thành công thì chỉ là hạng thứ mà thôi".
Hy vọng rằng, bộ tranh "Bình Định An Nam chiến đồ" với thơ đề vịnh ngự bút của vua Càn Long là một nguồn tư liệu mới có giá trị không nhỏ cho việc nghiên cứu về quan hệ chiến sự và ngoại giao Việt - Thanh thời Tây Sơn.
TRẦN XUÂN TOÀN |