125 tỉ đồng cho ngành thể thao năm 2005
9:42', 7/10/ 2004 (GMT+7)

Chỉ 1 năm sau thành công rực rỡ ở SEA Games 22 trên sân nhà, đoàn thể thao VN gây thất vọng vì tụt hậu so với các đoàn thể thao trong khu vực ở đấu trường Olympic. Đó là lý do ngành thể thao sẽ quy hoạch lại hoạt động của mình, nhất là trong thể thao thành tích cao (TTTTC).

Để vươn lên tầm cao mới, Duy Bằng cần được đầu tư nhiều hơn

Kinh phí cho toàn bộ hoạt động của ngành thể thao mà Chính phủ, Bộ Tài chính duyệt cho hoạt động năm 2005 của UBTDTT trong các lĩnh vực TTTTC, thể thao quần chúng, quan hệ đối ngoại, công tác văn phòng, hành chính. Sơ bộ, mức này chỉ tương đương với mức đầu tư năm 2002. Kinh phí này chiếm khoảng 0,8% tổng chi ngân sách nhà nước. Với mức kinh phí này, UBTDTT sẽ phải xây dựng kế hoạch chi tiết để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu đứng trong tốp 3 nước dẫn đầu SEA Games 23. Nhiều khả năng, UBTDTT sẽ phải kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung kinh phí riêng cho TTTTC.

Tại Hội nghị chuyên đề về TTTTC, UBTDTT cho biết sẽ đề xuất đầu tư 100 tỉ đồng/năm cho TTTTC (đầu tư cho lĩnh vực này năm 2004 chỉ khoảng 1,1 triệu USD). Mức đầu tư mong muốn này là do cần khắc phục những yếu kém của ngành thể thao mà Hội nghị đã xới lên: cách làm thiếu chuyên nghiệp, guồng máy vận hành còn khá trì trệ, ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là y học thể thao chậm chạp và yếu kém, chậm cải thiện chế độ đối với HLV, VĐV cũng như điều kiện thi đấu cọ xát cho họ. Một ví dụ được đưa ra: kỷ lục gia Đông Nam Á Nguyễn Duy Bằng mỗi năm chỉ có cơ hội thi đấu 3 giải quốc tế, 4 giải trong nước và hưởng lương 750.000 đồng/tháng.

Sự bức xúc lớn này bắt nguồn từ việc đoàn thể thao VN đạt kết quả thi đấu yếu kém tại Olympic Athens 2004, kém xa nhiều đoàn thể thao khác trong khu vực dù chỉ 1 năm trước chúng ta đã chiến thắng áp đảo ở SEA Games 22. Kế hoạch được đề xuất trong thời gian 2005-2014 (thời điểm dự kiến VN đăng cai ASIAD) là quy hoạch, xác định các môn thể thao trọng điểm, mạng lưới các cơ sở đào tạo, đổi mới công tác tuyển chọn, thiết lập quy trình đào tạo VĐV có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ và y học thể thao, các chính sách đối với HLV, VĐV; cải tiến hệ thống thi đấu; bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, HLV và đẩy mạnh xu hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa thể thao. Chế độ nuôi quân dự tính được dành cho khoảng 1.000 VĐV của 30 môn phục vụ SEA Games, 120 VĐV của 20 môn cho ASIAD, và đầu tư cao độ cho khoảng 20 VĐV của các môn mũi nhọn cho Olympic như taekwondo, cử tạ nữ, vật nữ, wushu, đua thuyền.

. Theo Thể Thao

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trước VCK giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên - 2004: Nhiều hứa hẹn!   (06/10/2004)
Thể thao Bình Định chuyển biến rõ nét   (05/10/2004)
Hậu AGRIBANK Cup: Nỗi lo đội tuyển   (04/10/2004)
Võ thuật Bình Định: Lấy võ cổ truyền làm gốc để phát triển các môn khác   (04/10/2004)
Đoàn Võ thuật VN tham dự Liên hoan Võ thuật truyền thống thế giới   (03/10/2004)
Tiếng cồng định mệnh và những thước phim quay ở Bình Định   (01/10/2004)
Aerobic: Bao giờ cho đến ngày xưa?   (01/10/2004)
Guinness Việt Nam: Người chuyên biểu diễn những pha sởn tóc gáy!   (30/09/2004)
Còn phải xem xét là lỗi vô tình hay cố ý   (30/09/2004)
Cần phải có trách nhiệm với Huỳnh Xuân Phát  (29/09/2004)
Cửa Đông thành Bình Định sẽ xây dựng lại như thế nào?   (28/09/2004)
Sôi nổi bóng đá phong trào TP Quy Nhơn   (27/09/2004)
Vì đâu một "thủ môn quốc gia" trở thành thợ hớt tóc?   (27/09/2004)
Trận chung kết VN - Porto B lúc 19h50 ngày 26-9: Kỳ phùng địch thủ  (26/09/2004)
Trước lượt trận thứ 2 AGRIBANK Cup: Đội tuyển Việt Nam nhọc nhằn vượt dốc   (24/09/2004)