"Nhuộm" thời gian lên màu tượng...
11:11', 15/10/ 2004 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Đủ (thôn Trà Sơn, xã Tây An, huyện Tây Sơn) cho tôi xem một pho tượng thần Siva. Nhìn vào đường nét, họa tiết, nhất là màu thời gian thì có thể khẳng định đây là tượng cổ Chăm. Nhưng sao tượng gốm cổ mà vẫn khá nguyên vẹn, không hề có chút sứt mẻ? Đợi cho tôi xem chán chê, anh Đủ mới bật mí: "tượng mới!".

Anh Nguyễn Văn Đủ bên những pho tượng giả cổ

Anh Đủ nói: "Hồi nhỏ, tôi cũng mê nhào nặn tượng đất. Một dạo, cách đây khoảng 6 năm, rộ lên phong trào lùng mua tượng đất nung cổ Chăm, nhu cầu thì lớn nhưng tượng cổ thì còn được bao nhiêu. Do vậy, tôi mới bạo gan làm thử. Nguyên liệu thì sẵn rồi, vì vùng đất này là nơi người Chăm xưa chọn đặt lò gốm với dòng gốm cổ Gò Sành khá nổi danh. Chỉ còn nghiên cứu thật kỹ phong cách tượng Chăm, rồi mày mò. Sau vài lần thất bại, cuối cùng tôi đã thành công".

Để sản xuất nên những pho tượng giả cổ kiểu này, anh Đủ phải làm qua rất nhiều công đoạn. "Đầu tiên là nặn tượng bằng đất. Hết khoét lại đắp, rồi chỉnh sửa. Chỉ riêng công đoạn này cũng mất cả ngày vật lộn. Xong xuôi mới đem phơi cho đất khô. Rồi lại chuốt thêm một lần nữa. Lần này chủ yếu là chuốt ở các chi tiết. Chỗ thì cần trau chuốt kỹ, làm công phu từng nét hoa văn, họa tiết nhỏ; chỗ thì không làm rõ chi tiết mà chỉ cần nổi mảng khối. Điều cốt yếu là phải làm sao cho thật đúng với phong cách tượng cổ Chăm. Hoàn thiện cơ bản rồi mới đem gửi cho lò gạch trước nhà nung. Qua hai ngày ba đêm, tượng đã chín đều, lại tiếp tục trau chuốt, gọt giũa thêm. Cuối cùng và khó nhất, cũng là công đoạn chứa nhiều bí quyết nhà nghề khó tiết lộ nhất, là phủ màu thời gian lên tượng. Phải làm sao cho pho tượng mới làm vài hôm mà như đã có tuổi hàng mấy trăm năm".

Một pho tượng giả cổ của anh Đủ

Đưa tôi ra phía sau nhà, anh Đủ chỉ cho tôi những pho tượng khác, mỗi pho một vẻ, đang đợi để phủ màu thời gian. Anh Đủ khoe: "Không chỉ anh mà nhiều người, kể cả những người trong nghề, cũng nhầm".

Những pho tượng loại này, từ khi bắt đầu làm ra đến khi hoàn thành phải mất năm, bảy ngày, nên giá thành khá cao, khoảng 250.000 đồng/tượng. Anh Đủ cho biết là anh có thể làm tượng kích cỡ lớn hơn nhưng giá thành hơi cao, tới cả triệu, nên không phù hợp với mặt hàng lưu niệm. Do vậy, hiện nay, anh chỉ làm tượng lớn nhất là 60 cm. Các pho tượng này hiện chủ yếu bán cho các cửa hàng lưu niệm ở các thành phố lớn, hoặc bán cho những người yêu nghệ thuật Chăm nhưng không có điều kiện mua tượng cổ tìm đến mua. Do vậy, đầu ra của những sản phẩm giả cổ kiểu này vẫn ít.

Nhìn những pho tượng giả cổ, tôi lại nhớ đến những quầy lưu niệm lơ thơ vài món hàng ít có giá trị ở các điểm du lịch hiện nay. Giá như, có một sự liên kết, đặt hàng…

. Khải Nhân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
SEA Games 23 sẽ thi đấu 41 môn   (14/10/2004)
Ngày hội VH-TT người cao tuổi huyện Hoài Ân: Sôi động và ấn tượng   (14/10/2004)
Cúp bóng đá Hoàng đế Quang Trung năm 2004: Không có CLB nước ngoài tham gia  (13/10/2004)
Chiều nay, tuyển Việt Nam gặp Maldives: Thắng nhưng không dễ   (13/10/2004)
Bàn tự xoay: Không chỉ là huyền thoại   (12/10/2004)
Ghi nhận qua Triển lãm Tem bưu chính - Bình Định 2004   (11/10/2004)
Thể dục thể hình ở TP Quy Nhơn: Sẽ vượt ngưỡng phong trào?   (11/10/2004)
Bình Định đoạt huy chương bạc đồng đội nữ  (10/10/2004)
Giao hữu bóng đá: Hoa Lâm Bình Định thắng Hoàng Anh Gia Lai 4-2  (10/10/2004)
Những đồng tiền mang dấu ấn lịch sử   (08/10/2004)
Hai gương mặt mới của Hoa Lâm - Bình Định  (08/10/2004)
Đội tuyển Việt Nam trước trận gặp Maldives   (07/10/2004)
2 tuyển thủ Thái Lan về Bình Định  (07/10/2004)
125 tỉ đồng cho ngành thể thao năm 2005  (07/10/2004)
Trước VCK giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên - 2004: Nhiều hứa hẹn!   (06/10/2004)