Tượng danh nhân
10:52', 9/11/ 2004 (GMT+7)

Mới nghĩ qua, dường như Bình Định có ít tượng danh nhân. Vậy nhưng khi tính đếm lại về số lượng, con số lại không nhỏ. Hóa ra, số lượng tượng tuy nhiều, nhưng không mấy tác phẩm gây được ấn tượng trong người thưởng ngoạn.

* Từ tượng vườn đến tượng đài

Tượng đài Quang Trung tại Bảo tàng Tây Sơn

Nhiều về số lượng nhất có lẽ là vườn tượng danh nhân ngành y đặt tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quy Hòa. Tả chân là bút pháp cơ bản của vườn tượng. Lợi thế được đặt trong một không gian thoáng đãng, nằm dọc theo bãi biển, dưới tán dương, tạo cho vườn tượng một ấn tượng tốt trong khách tham quan.

Tại các trường THPT trong tỉnh như Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học… đã xây dựng tượng danh nhân gắn với tên trường. Nặng về bút pháp tả thực, chưa thật sự bứt phá trong sáng tạo nghệ thuật là ấn tượng chung của các tượng danh nhân này. Việc đặt tượng vẫn thực hiện tự phát, chưa có sự quy hoạch không gian ngay từ đầu. Hiện nay, tại Văn chỉ Tuy Phước cũng đang chuẩn bị đúc tượng hai danh nhân Đào Tấn và Xuân Diệu.

Cùng với tượng danh nhân quy mô nhỏ, còn có những tượng đài. Đáng nói nhất là tượng Quang Trung đặt tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn), tượng Ngô Mây ở thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát). Tượng Ngô Mây tái hiện hình ảnh anh hùng Ngô Mây đánh Pháp, ôm bom diệt trung đội địch vào ngày 11-12-1947. Tượng đặt trong khuôn viên một công viên nhỏ, nằm gần Quốc lộ 1A, quá thấp nhỏ so với không gian chung quanh.

Vào những năm 1970, tượng Quang Trung (tác giả Nguyễn Nam Để) hiện đặt trước Bảo tàng Quang Trung được xây dựng. Không ngoài hạn chế của các tượng đài là nhỏ, thấp so với không gian xung quanh, dáng vẻ của tượng lại chưa toát lên được thần thái của một người anh hùng áo vải với những chiến công oanh liệt. Dù UBND tỉnh đã ra quyết định cho thể hiện mới từ rất nhiều năm nay; tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay công việc này vẫn còn dang dở.

* Và quan niệm: giống thật

Hiện nay, những phong cách tạo hình hiện đại đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta nhưng hình thức tượng chân dung nói riêng và tượng đài nói chung vẫn còn bó buộc trong những phương cách "bám chặt" lấy hiện thực! Bởi vậy, dù tượng chân dung ở tỉnh ta không ít, nhưng không có tượng nào tạo dấu ấn sâu đậm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tượng có kích thước nhỏ, thiếu tính hoành tráng. Tất nhiên, tính hoành tráng là hiệu quả đến từ những thủ pháp nghệ thuật toàn diện chứ không chỉ thuần túy là vấn đề kích cỡ.

Vườn tượng danh nhân ngành y tại Quy Hòa là một ví dụ. Chính bút pháp tả thực cộng với bố cục trùng lắp làm cho vườn tượng không gây nhiều ấn tượng về phong cách tác giả. Vườn tượng tuy đảm bảo tính chân thực, nhưng ở góc độ chân dung thì cá tính mỗi bức tượng vẫn chưa được thể hiện rõ nét. Tả thực cho giống thật, một yêu cầu cơ bản của truyền thần, không thể đặt ra như một tiêu chí cho nghệ thuật.

* Cần quy hoạch tượng đài và không gian xung quanh

Tượng nhà bác học Hansen tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quy Hòa   

Với đô thị, tượng đài không chỉ đóng vai trò như một công trình điêu khắc riêng biệt, càng không phải chỉ đơn thuần là việc phóng lớn những bức tượng trong nhà, mà phải được coi như một giải pháp của không gian đô thị, một gạch nối với phố, phường, nhà cửa. Tượng đài chính là điểm nhấn không gian cảnh quan đô thị. Do vậy, nếu tượng vườn không thể tự đứng một mình thì tượng đài lại càng không thể. Tượng đài cần được đặt trong những quang cảnh thích hợp: có quảng trường, công viên, vườn hoa, có những khoảng không gian dẫn dắt tầm mắt người thưởng ngoạn. Theo các nhà chuyên môn, thành công của tượng đài bao gồm 50% ở cái mênh mang bao quanh, 25% ở khối hình tượng đài, 25% ở chất liệu của hình khối điêu khắc.

Như vậy, xây dựng tượng đài cần tính đến không gian tượng đài. Và điều này cần tiến hành ngay từ khi phê duyệt quy hoạch đô thị thay vì khi nào cần mới "gọi" ra như cách làm cũ. Nghĩa là cần có một quy hoạch tượng đài bên cạnh quy hoạch đô thị. Trong quy hoạch đó, cần dự phóng ở một thời gian xa hơn, không gian quanh tượng đài sẽ thay đổi như thế nào. Đã từng có những tượng đài có kích cỡ không lớn nên khi đặt trong tổng thể không gian rộng lớn, làm giảm giá trị của tượng, cảm nhận thẩm mỹ người xem. Bên cạnh tượng đài, cũng cần tính đến những bức tượng danh nhân kích cỡ nhỏ hơn, đặt trong những khu nghỉ chân tại các công viên.

Tượng danh nhân, tượng đài, là một cách chắc chắn nhất để ghi nhớ công ơn và tưởng niệm những con người đã có nhiều cống hiến cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây cũng là thứ dễ… hao tốn tiền của nhất. Do vậy, cần xây dựng quy hoạch các tượng đài, tượng danh nhân và khi bắt tay vào xây dựng, cần tiến hành một cách chặt chẽ, nghiêm túc ngay từ khâu xây dựng phác thảo.

. Lê Viết Thọ

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Không thành công cũng thành nhân   (08/11/2004)
Kết thúc giải Cờ tướng thiếu niên - nhi đồng năm 2004: Quy Nhơn và An Nhơn so kè   (08/11/2004)
Mùa xuân trong những bài hát cổ của người H're   (07/11/2004)
Giải Cờ tướng thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bình Định năm 2004   (05/11/2004)
Hoa Lâm Bình Định sẽ sang Thái Lan tập huấn   (05/11/2004)
Cầu lông ở Bình Định: Cần vươn tới đỉnh cao  (05/11/2004)
Thêm Juventus, Lyon vào vòng đấu loại trực tiếp   (04/11/2004)
Thủ môn Huỳnh Xuân Phát: "Có được cơ hội tôi sẽ trở lại sân cỏ"   (03/11/2004)
Inter Milan và Chelsea vào vòng đấu loại trực tiếp   (03/11/2004)
"Món khai vị cho Ludovic"  (02/11/2004)
Iran cấm cầu thủ để tóc đuôi ngựa  (02/11/2004)
Thủ môn Huỳnh Xuân Phát sẽ thử việc tại đội U21 Hoàng Anh Gia Lai   (01/11/2004)
Khởi đầu tốt đẹp cho Hoa Lâm Bình Định   (01/11/2004)
Hoa Lâm-Bình Định vô địch  (31/10/2004)
Khẩu khí của người Bình Định qua một số bài ca dao địa phương  (31/10/2004)