Điền kinh Bình Định: Vẫn còn đó những khó khăn
13:25', 17/11/ 2004 (GMT+7)

Tại giải điền kinh thanh thiếu niên toàn quốc năm 2004, Bình Định đoạt 17 huy chương (8 HCV, 8 HCB, 1 HCĐ), dẫn đầu danh sách trong 35 đoàn tham gia giải. Điều đó chứng tỏ: Bình Định đã bắt đầu gặt hái những thành công môn thể thao "nữ hoàng" này.

Các VĐV điền kinh đang khởi động cho buổi tập

Nếu như những năm trước đây, cơ sở vật chất, điều kiện sân bãi dành cho môn điền kinh còn hạn chế, hầu hết các VĐV năng khiếu của tỉnh phải gởi đến các trung tâm khác để đào tạo, thì trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là cuối năm 2003 đầu năm 2004, vấn đề này đã được khắc phục. Đường pites sân Quy Nhơn đã được thảm nhựa đạt tiêu chuẩn quốc gia, giúp cho VĐV được tập luyện ngay tại tỉnh nhà và phát huy hết khả năng của mình.

Bên cạnh cơ sở vật chất tốt, Bình Định lại có những HLV giỏi, tâm huyết với nghề. Ngoài HLV trưởng Sử Duy Nhất, Bình Định còn có 2 trợ lý đắc lực là: Lục Văn Dũng, nguyên là kiện tướng điền kinh và Nguyễn Thị Ngãi, tốt nghiệp loại ưu về môn điền kinh.

Thế nhưng khi được đầu tư ở mức độ cao hơn, môn điền kinh lại vướng vào những khó khăn mới. Đường pites đã được đầu tư nhưng còn thiếu những trang thiết bị đồng bộ. Hiện nay, một số dụng cụ cơ bản để phục vụ cho việc tập luyện của bộ môn này vẫn chưa có. Ví dụ như chưa có "bàn đạp" để VĐV xuất phát (khoảng từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng/ 1cái); chưa có các "hàng rào" để VĐV tập chạy vượt rào…

Mặc dù "đầu vào" cho việc tuyển VĐV năng khiếu được Sở TDTT nâng lên đến 15 VĐV/ năm (trước đây chỉ cho phép 10 VĐV), nhưng qua các hội thao, các đợt tuyển vẫn không đảm bảo. Bên cạnh đó, nhiều trường học, địa phương không muốn "nhả" VĐV của mình cho đội tuyển vì thành tích cục bộ.

Một điều đáng quan ngại khác là lực lượng VĐV của Bình Định góp mặt vào đội tuyển quốc gia đã bị "hẫng". Kể từ sau khi VĐV Nguyễn Thị Thu Sương, người từng đoạt 4 HCV trong màu áo đội tuyển ở các giải trẻ và quốc tế bị chấn thương và đi học đại học thì Bình Định có thêm 3 VĐV khác cũng được gọi vào đội tuyển gồm: Lê Thị Thừa, Nguyễn Văn Sau và Tạ Thị Thục Nữ, nhưng cả 3 VĐV này đều bị trả về tỉnh do chấn thương.

Ngoài ra, mức thu nhập thấp cũng là một vấn đề khiến cho bộ môn điền kinh ít thu hút VĐV (VĐV đẳng cấp kiện tướng mà cả tiền bồi dưỡng, tiền ăn chưa đến 1 triệu đồng/tháng).

. Lưu Nguyễn

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tử Cấm thành trở lại hoang vu!   (16/11/2004)
Cơ sở văn hóa: thiếu và lãng phí   (16/11/2004)
Tản mạn với Issawa   (15/11/2004)
Hai ngày nữa ĐTVN gặp Lebanon: Đá vì danh dự   (15/11/2004)
Lương Trung Tuấn: "Nếu được thi đấu, tôi sẽ hết mình vì Hoa Lâm Bình Định…"   (15/11/2004)
Nghề làm gốm Chăm giai đoạn Vijaya   (14/11/2004)
HLV Arjharn: "Tôi chưa làm được gì nhiều cho Hoa Lâm Bình Định"   (12/11/2004)
Điều gì đang xảy ra với đội tuyển Việt Nam?   (12/11/2004)
Hoa Lâm Bình Định: Yên tâm bên "nội", chưa ổn bên "ngoại"   (12/11/2004)
Người xây "lò" thủ môn  (11/11/2004)
Cơ hội khẳng định của các tuyển thủ trẻ Việt Nam  (10/11/2004)
Đội tuyển Việt Nam lắp ghép đội hình... chính thức?  (10/11/2004)
"Bóng ném Bình Định sẽ phát triển mạnh ở cả 2 nội dung nam và nữ…"  (10/11/2004)
Tại sao hàng thủ tuyển VN yếu?  (10/11/2004)
Tượng danh nhân   (09/11/2004)