Võ sư Kim Đình Một đời đam mê võ học
14:4', 3/12/ 2004 (GMT+7)

Thời trai trẻ võ sĩ Kim Đình lừng danh trong làng võ suốt dải đất miền Trung bởi lối đánh điệu nghệ, tài hoa và cái đức ham học hỏi. Giờ đây, tuổi đã ngoài 60 nhưng ông vẫn luôn giữ được nét trẻ trung, nhanh nhẹn trong di chuyển khi thể hiện các bài quyền.

Những xới gà trên đất đã giúp cho võ sư Kim Đình nhiều miếng võ hay

Sớm được học võ tại quê hương "miền đất võ" với những người thầy tài giỏi nhưng ẩn dật, võ sư Kim Đình đã tâm niệm chỉ có sự khổ luyện mới thành tài và ông đã một đời trung thành với nguyên tắc ấy. Khi còn là võ sĩ, ông từng thượng đài cả trăm lần ở các võ đài An Nhơn, Tây Sơn, lên cả Tây Nguyên và có cả chục lần chiến thắng trên võ đài Nha Trang, Phan Thiết… Và chính tại vùng biển mặn mòi vị nước mắm ngon nổi tiếng này, bằng tài nghệ của mình ông đã chinh phục được một người đẹp có võ nghệ cao cường để sau này trở thành người bạn đời của mình.

Như có duyên nợ với nghiệp võ, rời sàn đấu võ sư Kim Đình đã dành nhiều tâm huyết để đào tạo những thế hệ học trò như thể không muốn để những bí kiếp của mình thất truyền. Không chỉ dạy võ, ông còn rất quan tâm dạy cho môn sinh của mình về cái Đạo của người học võ. Ông thường tâm sự với các học trò: "Phải biết Đạo võ để học võ. Đạo võ đòi hỏi con người ta phải luôn khiêm tốn, nhân ái, khổ luyện. Có nhân ái mới nên người và có khiêm tốn, khổ luyện mới thành tài". Nhờ thế, nhiều lớp võ sinh của ông đã ra sức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ luyện tập, thi đấu hết mình và nhiều người trong số họ đã thành danh. Lớp trước có Kim Hiền, Kim Hân (Đặng Hiếu Hiền, Đặng Hiếu Hân) từng nhiều lần so găng với võ sĩ Tây Âu, Bắc Mỹ; kế tiếp có Kim Nghĩa, Kim Lực với đòn tay, đòn chân vững chãi một thời. Về sau, có Kim Hiếu, Kim Hận (Bùi Trung Hiếu, Phan Trường Hận) từng nhiều lần đoạt huy chương vàng toàn quốc. Và cứ thế, từng thế hệ môn sinh của thầy làm rạng danh tinh hoa đất võ Bình Định.

Võ sư Kim Đình đã dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng tri thức võ để dạy cho võ sinh hiểu được ngọn ngành, nét đặc sắc, độc đáo của võ Bình Định chân truyền. Ông xem những bài roi, bài quyền được chắt lọc nhiều đời là tài liệu quý để truyền dạy cho học trò.

Thường ngày, ông cùng những người bạn ngồi thật lâu để xem những độ gà xới đất. Ông chăm chú ghi nhớ, trầm ngâm suy nghĩ, nghiên cứu kỹ các thế đi đứng, đá mổ, lựa miếng ra đòn của các chú gà. Qua những trận kinh chiến nơi trường gà, ông lại liên tưởng tới bài quyền Hùng Kê của ngài Tư Lữ (em ruột vua Quang Trung) và vận dụng những miếng đòn độc đáo để truyền dạy cho học trò thượng đài chiến thắng. Trong trận chung kết hạng cân 57kg giữa Kim Hân với võ sĩ Vũ Quang Hà (Hà Nội) vào những năm cuối thế kỷ trước, Kim Hân đã thể hiện đậm nét thế quyền Hùng Kê mà thầy Kim Đình truyền dạy với lối di chuyển nhẹ nhàng, khôn khéo tránh đòn, dứ trước đánh sau, tung đòn kịp thời làm đối phương lúng túng...

. Thái Bình Nhật

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Malaysia tham vọng đi tới trận chung kết   (03/12/2004)
Trần Minh Quang - 7 năm khát vọng   (02/12/2004)
Trọng chữ qua tâm thức dân gian Bình Định   (01/12/2004)
Tín hiệu vui từ một giải bóng đá tự phát  (01/12/2004)
Thái Lan và nỗi sợ mơ hồ   (01/12/2004)
Theo dấu hòn đá chữ  (30/11/2004)
Ronaldinho, Henry và Shevchenko - 3 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới   (30/11/2004)
Hoa Lâm Bình Định những ngày này   (29/11/2004)
Lào, Campuchia - đến không chỉ để "phó hội"   (29/11/2004)
Phát huy tác dụng di tích thành Hoàng Đế  (28/11/2004)
Về bộ sưu tập tiền đồng cổ trưng bày tại Bảo tàng Bình Định  (28/11/2004)
Tiger Cup 2004: Indonesia và giấc mơ vô địch  (26/11/2004)
Vẻ đẹp văn hóa Bình Định: trọng người hay chữ   (25/11/2004)
Phong trào TDTT huyện Tuy Phước: Nhiều hứa hẹn   (25/11/2004)
Singapore tự tin nhập cuộc   (24/11/2004)