Một năm sôi động của Bảo tàng tổng hợp tỉnh
17:6', 25/2/ 2004 (GMT+7)

Khai quật khảo cổ học tại di chỉ Động Cườm (Tam Quan, Hoài Nhơn)

Trong năm 2003, Bảo tàng Tổng hợp (BTTH) tỉnh đã cùng với Ban quản lý công trình Sở VHTT tiếp tục thực hiện dự án trùng tu tháp Bánh Ít, đến nay cơ bản đã hoàn thành và những năm đến sẽ tiến hành các bước tôn tạo di tích. Bảo tàng đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng) khảo sát đo đạc, lập quy hoạch thiết kế tu bổ - tôn tạo cụm tháp Dương Long (Tây Sơn) và Tháp Cánh Tiên (An Nhơn). Hai dự án này đã được Bộ VHTT thỏa thuận và UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2004 sẽ bắt đầu thi công bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu của Bộ VHTT và tài trợ của Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức. Trong năm qua, bước đầu BTTH tỉnh cũng đã tu bổ chống xuống cấp di tích cổng lăng Võ Tánh - Tử Cấm Thành (Thành Hoàng Đế - An Nhơn) nhằm tạo cơ sở phục hồi di tích quan trọng này trong những năm tới.

Cùng với việc tiến hành trùng tu - tôn tạo, Bảo tàng còn phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành lập dự án quy hoạch thiết kế tôn tạo Di tích Vụ thảm sát Gò Dài (Tây Sơn) và huyện đường Bình Khê (nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm việc, Bác Hồ từng đến đây thăm cha), trình UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư xem xét và đầu tư kinh phí xây dựng. BTTH tỉnh cũng đã đầu tư kinh phí mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị bổ sung nội thất di tích Đền thờ Đào Duy Từ (Hoài Nhơn), Đền thờ Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân) và Đình làng Vĩnh Thạnh - quê hương của cụ Đào Tấn (Tuy Phước) nhằm phục vụ việc khai thác phát huy tác dụng các di tích này.

Trong năm 2003 BTTH đã xây dựng 3 bia di tích cho các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, như vụ thảm sát Kim Tài (Nhơn Phong - An Nhơn); di tích lịch sử Núi Chéo (Ân Thạnh - Hoài Ân); di tích Huyện đường Bình Khê; khảo sát lập hồ sơ khoa học di tích Lò gốm cổ Gò Hời, mộ đồng chí Võ Xán (Tây Sơn) đồng thời trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận 5 di tích gồm: Đền thờ Tăng Bạt Hổ; mộ tập thể chiến sĩ Sư đoàn Sao Vàng (Đập Đá - An Nhơn); vụ thảm sát nhà thờ Thác Đá Hạ (Hoài Đức - Hoài Nhơn); lò gốm cổ Gò Hời; mộ đồng chí Võ Xán (Tây Sơn); bổ sung các nội dung lịch sử để Bộ VHTT ra quyết định công nhận di tích Thành Cha (Nhơn Lộc) là di tích cấp quốc gia.

Trong công việc khảo cổ, BTTH đã cùng với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khai quật khảo cổ di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh tại Động Cườm (thuộc thôn Tăng Long - Tam Quan) với tổng diện tích 300m2, phát hiện được trên 50 mộ chum và mộ nồi cùng nhiều hiện vật tùy táng có giá trị bằng các chất liệu gốm, thủy tinh, đá quí, kim loại… trong đó có nhiều đồ trang sức đặc sắc như: hạt chuỗi bằng ngọc mã não, hạt cườm bằng thủy tinh màu, khuyên tai ba mấu bằng đá nephrit. Kết quả khai quật đã chứng minh đời sống văn hóa phong phú của cư dân cổ sinh sống ở đây cách ngày nay từ 2000-2500 năm, đồng thời cho thấy địa bàn này tiềm ẩn những giá trị di sản văn hóa quý báu cần phải được gìn giữ, bảo vệ.

Bên cạnh đó, Bảo tàng đã tổ chức sưu tầm, thu thập đưa về 1.010 hiện vật, tài liệu có giá trị liên quan đến lịch sử - văn hóa tỉnh nhà thuộc các giai đoạn lịch sử, trong đó có nhiều hiện vật độc đáo như tượng voi, tượng sư tử điêu khắc bằng đá thuộc nền văn hóa Chămpa ở tháp Mẫm (Nhơn Thành - An Nhơn), hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, súng thần công bằng đồng do các nước phương Tây sản xuất (lần đầu tiên phát hiện ở Bình Định).

Song song với công tác nghiên cứu, sưu tầm, trùng tu, tôn tạo, Bảo tàng đã phục vụ trên 4.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu, trong đó có gần 200 khách nước ngoài (Hàn Quốc, Mỹ, Áo, Bỉ…), tổ chức trưng bày triển lãm hình ảnh về lịch sử - văn hóa tại Lễ hội văn hóa thể thao miền núi Vân Canh, phục vụ hàng nghìn lượt người xem. Đặc biệt được sự cho phép của Chính phủ, BTTH đã tiến hành lập các thủ tục pháp lý cho hai cổ vật điêu khắc đá Chămpa là tượng thần Brahma và Mahisamandini để Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ và Áo triển lãm tại châu Âu, giới thiệu rộng rãi các di sản văn hóa quý giá của Bình Định với công chúng nước ngoài.

. Đặng Hữu Thọ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định sẽ "buông súng" trong trận gặp Seongnam?   (24/02/2004)
Minh văn Chămpa ở Bình Định  (24/02/2004)
Bình Định lại thất thủ tại sân nhà  (22/02/2004)
Lại thêm một thử thách đối với "Ngựa ô" Bình Định   (20/02/2004)
Có một CLB cồng chiêng ở làng Kon Tơ-Lok  (19/02/2004)
Nghiên cứu nhà lá mái - giải mã một nét riêng văn hóa Bình Định   (18/02/2004)
Tinh thần và khí thế Phù Đổng sẽ được phát huy   (17/02/2004)
Liệu Maldives có gây được bất ngờ?   (17/02/2004)
Lễ đâm trâu trên mảnh đất thượng nguồn  (16/02/2004)
"Ngựa ô" Bình Định gục ngã trước đội quân Thành Nam  (15/02/2004)
Cúp C1 Châu Á: Sân chơi quá sức cho Bình Định   (15/02/2004)
Thiếu Issawa, Bình Định có vượt qua được khó khăn?  (13/02/2004)
Văn Miếu - Đền văn của Bình Định  (15/02/2004)
Văn Miếu - Đền văn của Bình Định  (12/02/2004)
Bình Định sẽ lại đoạt huy chương?  (12/02/2004)