Phim truyền hình dài tập: Một thế mạnh và một niềm hy vọng
16:12', 11/3/ 2004 (GMT+7)

Khi đàn chim trở về (bộ phim truyền hình dài tập của hai đạo diễn Đỗ Chí Hướng và Nguyễn Danh Dũng) được bình chọn là phim truyền hình Việt Nam hay nhất (từ 1-8-2003 đến 15-1-2004). Với kết quả bình chọn này, thêm một lần nữa, phim truyền hình dài tập khẳng định được thế mạnh của mình.

* Thế mạnh của phim truyền hình là dài tập

Thu Hạnh, diễn viên chính trong phim "Khi đàn chim trở về" (ảnh: VietNamNet)

Đây là khẳng định của đạo diễn Khải Hưng, Giám đốc Trung tâm sản xuất Chương trình truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam). Theo ông Hưng, Khi đàn chim trở về đã phản ánh đúng bản chất của phim truyền hình, đề tài và nội dung phim bám sát vào một vấn đề có tính thời sự. Chuyện phim thể hiện được cuộc sống đầy cam go, thử thách của những chiến sĩ kiểm lâm trong cuộc đấu tranh với bọn lâm tặc. Dung lượng phim vừa phải, mâu thuẫn được xây dựng hợp lý, nhân vật có cá tính… Bên cạnh đó, một số cảnh quay như cháy rừng, cưa gỗ… không tạo cảm giác giả. Đó là nguyên nhân thành công của bộ phim này.

Tất nhiên, Khi đàn chim trở về cũng chưa hẳn là một bước đột phá mạnh hay một cái gì đại loại như vậy trong hàng loạt bộ phim truyền hình trình chiếu năm qua trên sóng truyền hình. Tỷ lệ 17% trong tổng số khán giả bình chọn đã cho thấy điều này. Tuy nhiên, chí ít thì Khi đàn chim trở về cũng đã cho thấy một điều: thế mạnh của phim truyền hình phải là phim dài tập. Bởi một khi thời lượng phim được kéo dài, câu chuyện trong phim được mổ xẻ đến từng chi tiết nhỏ, có xung đột, có giải quyết, số phận nhân vật được khai thác triệt để… sẽ buộc khán giả phải theo dõi đến khi kết thúc chuyện phim. Hẳn nhiên, vừa là một lợi điểm, nhưng đây cũng là "gót chân Asin" của phim dài tập. Nếu không có một sự đầu tư sâu về kịch bản, tâm huyết của đội ngũ những người làm phim và trị được căn bệnh kinh niên của phim truyền hình Việt Nam là lối kể chuyện rườm rà, đơn giản, nhiều khi vô lý và biết trước kết cục thì phim dài tập sẽ chỉ như phim một tập kéo dài.

* Sẽ trình chiếu hàng loạt phim dài tập

Thời gian qua, ngoài Trung tâm sản xuất Chương trình truyền hình, các hãng phim truyền hình phía nam như Hãng phim Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TFS), Hãng phim Tây Đô… cũng đã sản xuất nhiều bộ phim truyền hình dài tập thành công. Riêng Điện ảnh chiều thứ bảy, sau thành công với Hoa cỏ may, dự kiến trong năm 2004 này, sẽ trình chiếu hàng loạt phim truyền hình dài tập khác. Dọc ngang sông nước (8 tập), Đời chè (10 tập), Chân dung nhà tình báo (dự kiến kéo dài đến 28 tập). Đồi chè lấy bối cảnh là nhà máy chè đang trên đà thua lỗ, phá sản nhưng nhờ có sự năng động, nhạy bén của những người lãnh đạo đã vực dậy và vươn ra chiếm lĩnh thị trường. Trên cái nền chính ấy, là số phận của những con người gắn bó với những bước thăng trầm cùng cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu. Dọc ngang sông nước do Hãng phim Giải phóng sản xuất hiện đang vào giai đoạn hậu kỳ. Bộ phim này khai thác hình ảnh con người và vùng đất Nam bộ chân chất, mộc mạc, trọng nghĩa khí...

Khó khăn lớn nhất khi sản xuất phim dài tập vẫn là vấn đề kịch bản. Chẳng hạn, Điện ảnh chiều thứ bảy để chuẩn bị cho sự ra đời của nhiều bộ phim dài tập trong năm nay, đã chuẩn bị kịch bản từ hai năm trước. Khó khăn thứ hai là chuyện muôn thuở: kinh phí. Hiện nay, phim dài tập cũng như một tập đều đổ đầu về kinh phí, nhiều khi, những người làm phim phải "giật gấu vá vai" để có một bộ phim hoàn thiện hơn. Tất nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là tài năng và kinh nghiệm của những người làm phim truyền hình Việt Nam. Tài năng thì luôn tới hạn, còn kinh nghiệm sản xuất phim dài tập thì vẫn thiếu. Tuy nhiên, có làm mới có kinh nghiệm. Hiểu vậy nên người xem càng thêm trông đợi vào những đột phá mới từ phim truyền hình Việt Nam dài tập.

. Khải Nhân (Tổng hợp)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vài ghi nhận qua Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Định năm 2004   (10/03/2004)
Hạn chế ứng viên cho danh hiệu "Cầu thủ vàng"   (09/03/2004)
Việt Nam chính thức tổ chức Tiger Cup 2004   (08/03/2004)
Dân ca Bana   (08/03/2004)
Bình Định chia điểm thành công  (07/03/2004)
Lại khó cho Bình Định  (05/03/2004)
Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh   (04/03/2004)
Đã lộ dần chân dung của nhà vô địch   (03/03/2004)
Những kỷ lục của tượng đài Chiến sĩ Điện Biên   (02/03/2004)
Cách làm mới trong bảo tồn vốn cổ   (01/03/2004)
Trận thắng quan trọng đối với Bình Định  (29/02/2004)
Bình Định không thể thua thêm trận nữa trên sân nhà   (27/02/2004)
Ai ghi bàn cho Bình Định?   (27/02/2004)
Bình Định thua trận thứ hai tại AFC Champions League  (26/02/2004)
Một năm sôi động của Bảo tàng tổng hợp tỉnh  (25/02/2004)