Về bức phù điêu nữ thần tài lộc Hariti phát hiện được tại thành Cha
11:36', 21/4/ 2004 (GMT+7)

Năm 1992 tại thành Cha ở Nhơn Lộc (An Nhơn), tình cờ nhân dân địa phương đã phát hiện được một bức phù điêu Nữ thần bán thân. Chính quyền địa phương đã báo với Bảo tàng Bình Định có kế hoạch bảo vệ và cất giữ hiện vật.

Hình tượng nữ thần được khắc trên một phiến đá hình chữ nhật dài 0,46m, rộng 0,37m, dày 0,27m. Nữ thần có gương mặt thanh tú (ảnh) mắt nhỏ dài, cung mày cong, sống mũi cao thẳng, cánh mũi hẹp, miệng nhỏ dài, môi dày, môi trên hơi hếch, hai má bầu bĩnh, cằm vê tròn, cổ tròn có ngấn, vai vuông, bờ vai tròn trịa, hai vú to tròn nở căng đồ sộ. Đầu của bức phù điêu bị sứt nên không rõ trang sức, hai tai to cân xứng chảy dài, đeo đồ trang sức hình búp hoa thả xuống bờ vai. Phía sau tượng có hào quang hình elíp với nhiều tia từ phía sau đầu tỏa ra.

Trước đây có một phù điêu thể hiện tương tự như phù điêu ở Nhơn Lộc được tìm thấy tại phế tích tháp Xuân Mỹ (Phước Hòa - Tuy Phước) và hiện đang trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

      Phù điêu nữ thần Hariri

Tại An Mỹ (nay thuộc làng An Hòa) xã Tam An, thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam), ở một khu phế tích đền tháp lớn của Champa xưa cũng đã phát hiện được ba bức phù điêu (thể hiện một nam thần và hai nữ thần) có loại hình điêu khắc cũng tương tự như bức phù điêu phát hiện ở thành Cha (Bình Định).

Dựa vào phong cách, tiến sĩ Lê Đình Phụng cho rằng Phù điêu Nữ thần ở Nhơn Lộc hoa văn cũng nhiều yếu tố trang trí khác trên phù điêu có niên đại vào thế kỷ IX - X, thuộc loại hình có niên đại sớm của thành Cha trong lịch sử châu Vijaya nói riêng, trong lịch sử vương quốc Champa nói chung. Và đặt tên chung cho phù điêu ở Nhơn Lộc là "Nữ thần".

Theo tiến sĩ Ngô Văn Doanh, loại hình này ông đã tìm thấy trong các hình đắp vữa của tháp lớn Chulapathom Chedi (ở Nakhon Pathom, Thái Lan) thuộc giai đoạn nghệ thuật Môn-Đvaravati (Phrapathom - Thái Lan thế kỷ VII - XI) và vị nữ thần ở Nhơn Lộc là một trong hai Yakshini thường đi kèm với vị nam thần Kubera - thần tiền tài trí tuệ. Thần Kubera, người Chăm có khi đặt thờ chính trong đền tháp.

Trong thần thoại cũng như trong nghệ thuật điêu khắc, Kubera hiện lên với chức năng kép: chủ tướng của đội quân quỷ Yaksa và là thần tiền tài, phú lộc trù phú. Do vậy ở thần Kubera thường có những yếu tố dữ dội và mạnh mẽ của các Yaksa. Trên các hình phù điêu của nghệ thuật cổ châu Á như Gandhara (nay thuộc Apganistan) Môn - Đvaravati (Thái Lan) và trung Giava (Inđônêxia) thần Kubera thường được thể hiện cùng với các Yakshini (nữ quỷ). Giống như Kubera, các Yakshini của ngài cũng mang trong mình chức năng kép: vừa là nữ quỷ, vừa là nữ thần bảo hộ các bà mẹ, ban cho các bà mẹ nhiều con cái, nhiều tài lộc. Bộ ngực căng tròn của Yakshini là biểu hiện của sự trù phú, no đầy. Điển hình cho các Yakshi của Kubera là nữ thần Hariti. Trên hình đắp vữa của Chulapathom thể hiện Kubera có hai Yakshini được thể hiện gần giống hệt nhau ở hai bên.

Như vậy, tiến sĩ Ngô Văn Doanh cho rằng bức phù điêu nữ thần ở Nhơn Lộc là một trong hai Yakshini hoặc vợ của thần tiền tài Kubera. Loại hình nghệ thuật ở phù điêu này giống tương tự như ba phù điêu phát hiện ở An Mỹ, vừa có những yếu tố của phong cách Đồng Dương - Quảng Nam (mặt vuông, má bầu, mũi to, mũ trang trí ba đóa hoa lớn…) và vừa có những nét của phong cách Mỹ Sơn A1 (nụ cười và tính thanh thoát của khối hình), niên đại phù điêu nữ thần ở Nhơn Lộc có cùng niên đại với ba bức phù điêu ở An Mỹ là đầu thế kỷ X. Nữ thần có tên gọi là "Nữ thần Hariti".

. Hồ Thùy Trang

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Một chuyến đi "lành ít, dữ nhiều" của đội Bình Định   (20/04/2004)
Maradona phải đi cấp cứu   (19/04/2004)
Đoàn ca kịch bài chòi Bình Định: Nhiều vở diễn về đề tài kháng chiến   (19/04/2004)
Bình Định đưa đội hình 2 sang Indonesia  (18/04/2004)
Món nợ cũ coi như đã được thanh toán!  (17/04/2004)
Trước trận lượt về giữa GĐT.LA-BĐ: Lịch sử khó lặp lại!   (16/04/2004)
Bình Định vẫn thi đấu sòng phẳng   (16/04/2004)
Minh Mính bị chấn thương, Bình Định gặp khó khăn   (15/04/2004)
Đem văn hóa lên miền núi   (14/04/2004)
Bình Định tiếp tục khủng hoảng tiền đạo   (14/04/2004)
Di tích Tây Sơn: Giá trị lớn, phát huy chưa đúng tầm  (13/04/2004)
Ban tổ chức sân Quy Nhơn đã làm tốt nhiệm vụ của mình   (12/04/2004)
Một trận thắng kỳ lạ của đội Bình Định!  (11/04/2004)
Một trận đấu khó khăn cho Bình Định   (09/04/2004)
Vụ ẩu đả trên sân Quy Nhơn, giám sát của AFC: Ban tổ chức đã làm rất tốt...   (09/04/2004)