Có một "Tây Bắc" trên sàn diễn Nhà hát tuồng Đào Tấn
16:34', 6/5/ 2004 (GMT+7)

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, làn gió mát hòa bình đã thổi sức sống mới trên toàn đất nước Việt Nam tươi trẻ. Tất cả mọi người dân nô nức bước vào thời kỳ mới dựng xây Tổ quốc. Nhưng bọn Đế quốc Mỹ "ác hơn dã thú" không để cho chúng ta được yên. Chúng dùng mọi âm mưu thâm độc, thủ đoạn đê hèn để phá hoại sự sống yên bình của người dân đất Việt.

Những năm ấy, ở vùng Tây Bắc hoa ban nở trắng, nương ngô rẫy lúa xanh tươi, những dòng suối mát trong hiền hòa đều bị bọn chúng làm vẩn đục. Chúng lợi dụng bọn tay sai dọa dẫm, lôi kéo bà con người dân tộc Hà Nhì bỏ nương rẫy bản làng theo chúng vào núi sâu chống lại Đảng và Nhà nước. Nhưng dưới sự phân công của Đảng, các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã không quản ngại gian nguy, kiên quyết chiến đấu với kẻ thù và từng bước thuyết phục bà con dân tộc trở về bản để lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Cảnh trong vở Nắng soi dòng suối Păng Pơi

Câu chuyện trên đã được tác giả Mai Ngọc Căn viết thành kịch bản "Nắng soi dòng suối Păng Pơi" và được tác giả Nguyễn Thứ chuyển thể cho sân khấu tuồng. Những lời văn tuy cô đọng nhưng vẫn mượt mà, vừa mộc mạc lại vừa trau chuốt, giàu hình ảnh nêu bật chủ đề tư tưởng của vở diễn. Có thể thấy rõ điều này khi trên sân khấu vang lên những câu nói về âm mưu của kẻ địch:

(Tao quyết làm cho)

Đất Hà Nhì không một bóng nắng soi

Dân U Ní sống muôn đời trong địa ngục

Và những câu hát ca ngợi các chiến sĩ bộ đội biên phòng:

Vượt gian nan giữ vững tuyến đầu

Đem nắng thu về ấm áp cả đồi nương

Đem mưa xuân đến thắm tươi tình dân tộc

Lần đầu tiên dàn dựng vở, đạo diễn Đàm Liên đã khắc họa từng chi tiết của từng nhân vật trên khung cảnh nền núi non trùng điệp với dòng suối Păng Pơi trong mát êm đềm, tạo nên một vở tuồng hiện đại hoành tráng nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Các nhân vật chính diện như bộ đội Thành, bộ đội Cường vừa kiên quyết vững vàng vừa chan chứa yêu thương giàu lòng nhân ái. Các nhân vật phản diện (Lầu Vằn, Lồng Hừ) vừa độc ác vừa hiểm sâu. Những người dân bản từ già làng đến vợ chồng Xi Pua, đến cô gái Cu Pơ mỗi người một vẻ nhưng đều chất phác thật thà, tin yêu cái tốt. Tất cả những tính cách nhân vật đó đan xen hòa quyện lẫn nhau qua diễn xuất của các nghệ sĩ diễn viên Đoàn tuồng Liên khu 5 trước đây, Nhà hát tuồng Đào Tấn ngày nay tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sân khấu tuồng có chất lượng nghệ thuật cao được đông đảo quần chúng ưa thích hâm mộ.

Không kể giai đoạn từ 1971-1975 trên miền Bắc, chỉ kể từ 1978 cho tới nay vở tuồng "Nắng soi dòng suối Păng Pơi", đã phục vụ được đông đảo bà con nhân dân Bình Định. Rất nhiều nghệ sĩ diễn viên của nhà hát tuồng Đào Tấn đã tham gia đóng vai trong vở tuồng này. Vai bộ đội Thành do NSƯT Đình Thôn, NSƯT Văn Vĩ, NSƯT Minh Ngọc thể hiện. Vai Xi Pua do NSND Đình Bôi, nghệ sĩ Hữu Tấn, NSƯT Văn Vĩ nối tiếp nhau thể hiện. NSƯT Hòa Bình, NSƯT Phương Thảo, NSƯT Tuyết Mai cùng nhau sắm vai Khơ Nu vợ của Xi Pua… Có thể nói vở tuồng này đã góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật biểu diễn của dàn diễn viên nhà hát với đề tài hiện đại.

Thành công của vở diễn không thể không nhắc tới vai trò âm nhạc do nhạc sĩ Lê Yên sáng tác. Những giai điệu âm nhạc đậm đà chất dân tộc được phối âm phối khí một cách hiện đại đã góp phần không nhỏ khi hỗ trợ cho diễn xuất của các nghệ sĩ.

Đạo diễn Hoàng Ngọc Đình là người đã từng đóng vai Lầu Vằn và đã hai lần góp phần dàn dựng phục hồi "Nắng soi dòng suối Păng Pơi" trên quê hương Bình Định. Anh nói: "Tôi làm vở này với nhiệt huyết của tình yêu nghề và để chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng oanh liệt của Tổ quốc chúng ta".

Hy vọng rằng đề tài "Tây Bắc" trên sàn diễn của nhà hát tuồng Đào Tấn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều bổ ích lý thú về một vở tuồng hiện đại. Vở tuồng sẽ được phát trên Đài truyền hình Bình Định vào tối ngày 7-5-2004 như một món quà nhân ngày Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

. Nguyễn Gia Thiện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Champions League châu Á 2004: Bình Định thua đậm Yokohama   (06/05/2004)
V-League 2004 vào giai đoạn quyết liệt   (05/05/2004)
Xây dựng Khu Di tích cách mạng Núi Bà: Niềm mong ước của nhân dân Bình Định   (04/05/2004)
Đội Bình Định xếp cùng bảng với SLNA, Thừa Thiên Huế và An Giang   (03/05/2004)
Đội Bình Định: Từ top 5 đến... trụ hạng  (02/05/2004)
Một trận thắng ý nghĩa của đội Bình Định  (30/04/2004)
AFF hỗ trợ VN 200.000 USD tổ chức Tiger Cup 2004  (30/04/2004)
Một trận cầu đầy thử thách đối với đội Bình Định  (29/04/2004)
Địa chí Bình Định: mong đợi ngậm ngùi  (29/04/2004)
Tự ti  (28/04/2004)
Đoàn Bình Định đoạt 15 huy chương các loại tại Hội khỏe Phù Đổng Khu vực III  (27/04/2004)
Hoạt động chiếu bóng trong cơn bĩ cực   (26/04/2004)
Buồn, vui qua chuyến du đấu của đội Bình Định ở Indonesia   (26/04/2004)
Bình Định - Đồng Tháp 1-1: Trận cầu tẻ nhạt  (25/04/2004)
Bình Định tham dự giải bóng đá U.21 và Cúp Milo năm 2004  (25/04/2004)