Những mẫu tem về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
10:58', 7/5/ 2004 (GMT+7)

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiều văn nghệ sĩ của Việt Nam đã dồn cảm hứng vào đề tài này để sáng tác. Nhiều tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh … đã khắc họa sinh động hình tượng người chiến sĩ Điện Biên và âm hưởng của thắng lợi vĩ đại từng làm "chấn động địa cầu". Trong số này không thể không nhắc đến một loại hình độc đáo: tem bưu chính về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Mẫu tem đầu tiên về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

Bộ tem đầu tiên khắc họa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bộ tem Chiến thắng Điện Biên Phủ do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế. Bộ tem gồm 4 mẫu với cùng một hình tượng người chiến sĩ Điện Biên đang đứng trên nóc hầm Đờ Cát, hiên ngang phất cờ chiến thắng. 4 mẫu tem được in 4 màu khác nhau, gồm: nền nâu nhạt, chữ đỏ; nền vàng chanh, chữ đỏ; nền xanh, chữ nâu đỏ và nền vàng đất, chữ nâu. 4 mẫu tem có mệnh giá khác nhau, gồm: 10 đồng, 50 đồng, 150 đồng… Đáng lưu ý, riêng mẫu tem mã số 33 có giá trị không phải bằng tiền mà là bằng … thóc (600kg). Mẫu tem này còn gọi là "tem sự vụ". Bộ tem Điện Biên Phủ đầu tiên này được in ấn tại Nhà in Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Bộ tem được phát hành vào tháng 10-1954. Kể từ đó, gần như "đến hẹn lại lên", cứ 10 năm 1 lần, ngành Bưu chính Việt Nam lại tổ chức thực hiện và cho phát hành bộ tem kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bộ tem Kỷ niệm 10 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-1964) do họa sĩ Trần Lương thiết kế, gồm 4 mẫu và 1 block. 4 mẫu tem đó gồm: Kéo pháo, Bao vây Mường Thanh, Phá bom nổ chậm và Điện Biên ngày nay. 4 mẫu tem có mệnh giá 3 xu, 6 xu, và 12 xu. Mỗi mẫu tem có khuôn khổ 39x26, được in tại Nhà in Tiến Bộ. Bộ tem Kỷ niệm 20 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-1974) do họa sĩ Trần Huy Khánh thiết kế, gồm 2 mẫu tem: Quyết chiến quyết thắng và Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ. Mẫu tem thể hiện người chiến sĩ Điện Biên cầm cờ "Quyết chiến quyết thắng" đứng trên nóc hầm Đờ Cát; còn mẫu tem thể hiện tấm huy hiệu chiến sĩ Điện Biên do họa sĩ Nguyễn Bích thiết kế. Huy hiệu này từng được Bác Hồ dùng để khen tặng cho những chiến sĩ Điện Biên có thành tích xuất sắc. Cả 2 mẫu tem đều có mệnh giá 12xu.

Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-1984), ngành Bưu chính Việt Nam đã cho phát hành bộ tem kỷ niệm đặc biệt. Đây là bộ tem kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đầu tiên kể từ nước nhà thống nhất, do họa sĩ Huy Toàn thiết kế và là một trong những bộ tem hoành tráng nhất về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Bộ tem gồm 7 mẫu tem và 1 block, gồm những nội dung: Họp Bộ Chính trị, Hành quân ra trận, Dân công hỏa tuyến, Kéo pháo, Bắn rơi máy bay địch, Đánh chiếm cứ điểm, Trên hầm Đờ Cát. 7 mẫu tem có mệnh giá từ 50 xu (2 mẫu) đến 1 đồng, 2 đồng, 3 đồng, 5 đồng và 8 đồng. Mỗi mẫu tem có khuôn khổ 44x33. Đặc biệt, bộ tem này đã được in offset nhiều màu tại Cu Ba. Đây là bộ tem đẹp và quý hiếm.

Bộ tem kỷ niệm 40 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-1994) do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế, gồm 2 mẫu tem, có các chủ đề: Kéo pháo vào trận địa và Mừng chiến thắng. Mỗi mẫu tem có khuôn khổ 43x24. Bộ tem có bố cục khá chặt chẽ. Tuy nhiên, đáng tiếc là do bộ tem được in tại Xí nghiệp in tem Bưu điện, với điều kiện in ấn của ta khi đó còn khó khăn nên chất lượng có phần hạn chế.

Ngoài những bộ tem nói trên, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng đã được ngành Bưu chính Việt Nam cho thực hiện qua một số mẫu tem. Chẳng hạn như mẫu tem Chân dung đồng chí Trần Đăng Ninh (phát hành vào tháng 7-1956), mẫu tem Liệt sĩ Phan Đình Giót (phát hành vào ngày 2-9-1970), mẫu tem Quân đội (phát hành vào ngày 5-5-1984) và mẫu tem Chiến thắng Điện Biên Phủ (phát hành ngày 10-4-1987).

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004), ngành Bưu chính Việt Nam đã cho thực hiện một bộ tem mới. Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ gồm 2 mẫu tem và 1 block. Trong 2 mẫu tem, mẫu số 1 thể hiện hình ảnh người chiến sĩ Điện Biên năm xưa, phía sau là hình ảnh của cánh đồng Mường Thanh và tượng đài chiến thắng (do nhà điêu khắc Nguyễn Hải sáng tác). Mẫu tem số 2 thể hiện cô gái Thái ở Điện Biên. Mỗi mẫu tem có khuôn khổ 43x32mm. Riêng block là hình ảnh của Điện Biên trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày 4-5 tại thành phố Điện Biên, Bộ Bưu chính Viễn thông và lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã chính thức ký và cho phát hành bộ tem đặc biệt này.

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần, ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn bất diệt. Cùng với những loại hình nghệ thuật khác, những con tem nhỏ bé do ngành Bưu chính - Viễn thông thực hiện đã góp phần tái tạo, lưu giữ những giá trị về một chiến thắng lẫy lừng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Riêng đối với giới sưu tập và người yêu thích sưu tầm tem, thư, tem Điện Biên Phủ đã trở thành một đề tài riêng biệt đầy hấp dẫn.

. Viết Hiền

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Có một "Tây Bắc" trên sàn diễn Nhà hát tuồng Đào Tấn   (06/05/2004)
Champions League châu Á 2004: Bình Định thua đậm Yokohama   (06/05/2004)
V-League 2004 vào giai đoạn quyết liệt   (05/05/2004)
Xây dựng Khu Di tích cách mạng Núi Bà: Niềm mong ước của nhân dân Bình Định   (04/05/2004)
Đội Bình Định xếp cùng bảng với SLNA, Thừa Thiên Huế và An Giang   (03/05/2004)
Đội Bình Định: Từ top 5 đến... trụ hạng  (02/05/2004)
Một trận thắng ý nghĩa của đội Bình Định  (30/04/2004)
AFF hỗ trợ VN 200.000 USD tổ chức Tiger Cup 2004  (30/04/2004)
Một trận cầu đầy thử thách đối với đội Bình Định  (29/04/2004)
Địa chí Bình Định: mong đợi ngậm ngùi  (29/04/2004)
Tự ti  (28/04/2004)
Đoàn Bình Định đoạt 15 huy chương các loại tại Hội khỏe Phù Đổng Khu vực III  (27/04/2004)
Hoạt động chiếu bóng trong cơn bĩ cực   (26/04/2004)
Buồn, vui qua chuyến du đấu của đội Bình Định ở Indonesia   (26/04/2004)
Bình Định - Đồng Tháp 1-1: Trận cầu tẻ nhạt  (25/04/2004)