Trầu cau ở phố
16:28', 10/5/ 2004 (GMT+7)

Cứ tưởng thời đại kỹ thuật số cùng với thế hệ @ trẻ trung và năng động sẽ tiễn trầu cau về miền cổ tích. Nhưng không…

Bà Bốn - chủ một hàng trầu cau ở chợ Lớn Quy Nhơn - vừa lấy khăn ướt phủ lên rổ trầu cho khỏi héo vừa giải thích: "Bây giờ khách hàng mua trầu cau chủ yếu là cho lễ cưới, hỏi, cúng kiếng, hoặc đi lễ chùa thôi, chứ người ăn trầu thì có là bao". Bà Hạnh - bán hàng trầu cau cạnh bà Bốn - nói thêm: "Cách đây 20 năm, lúc tôi mới bắt đầu buôn bán trầu cau, chợ Lớn có chừng 10 hàng bán trầu cau, nay thì chỉ còn 5. Số người ăn trầu bây giờ so với hồi đó chắc còn khoảng 5% là cùng".

Một hàng bán trầu cau ở chợ Quy Nhơn

Đứng bên hàng trầu cau nhìn những lá trầu được xếp ngay ngắn theo hình vòng cung trên cái mẹt tre, bên cạnh là buồng cau, rổ thuốc lá sợi, bó rễ cây, bình vôi, người ta có cảm giác những âm thanh ồn ào, chen lấn xô đẩy của chợ bỗng chốc không còn hiện hữu. Cũng như các giá trị văn hóa truyền thống khác, ngày nay trầu cau vẫn còn giữ nguyên giá trị tinh thần trong đời sống văn hóa của người Việt. Miếng trầu không còn là đầu câu chuyện nữa. Nhưng với tư cách là một thành tố, một hình ảnh văn hóa trang trọng, miếng trầu vẫn có chỗ đứng riêng, là lễ vật dâng cúng trong các dịp đại lễ.

Đám cưới đám hỏi, phần lễ nhất thiết phải có trầu cau. Người đa lễ, muốn cho đám cưới, đám hỏi thêm phần long trọng thì sắm một quả trầu cau. Người đơn giản hơn thì chỉ cần mua một ít trầu và cau, nhờ người bán têm hình cánh phượng biện thành một cơi nhỏ vậy là đủ lễ. Cúng khai trương, cúng rằm, nhiều người không quên mua một dĩa trầu cau.

Một người bán hàng trầu cau ở chợ Khu Sáu cho biết: "Trước kia, tôi chỉ bán trầu cau nhưng bây giờ do ít người ăn trầu nên tôi bán thêm nhang đèn và vàng mã. Khi mua đồ cúng, thường người ta mua luôn một bó nhang, ít giấy vàng bạc và dĩa trầu". Ở chợ Lớn Quy Nhơn, chợ Đầm, theo những người buôn bán trầu cau lâu năm thì trước đây hàng trầu cau cũng chỉ chuyên bán trầu cau, nay để đáp ứng nhu cầu người mua và kiếm thêm chút ít lời, hàng nào cũng bán thêm nhang đèn, vàng mã. Và mặt hàng bán thêm này nay đã trở thành mặt hàng chính, trầu cau chỉ còn chiếm một góc nhỏ trên sạp hàng.

Cho dù ngày nay không còn mấy ai biết ăn trầu thì sự hiện diện của lá trầu buồng cau trong đời sống cũng là một sự khẳng định, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vẫn luôn là một phần trong đời sống tâm hồn của mọi thế hệ người Việt Nam.

. Nguyễn Bích

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hòa SĐNĐ 0-0: Kỳ tích mới của Bình Định trên sân khách   (10/05/2004)
Ngựa ô Bình Định khó lọt qua cửa Thành Nam  (07/05/2004)
Những mẫu tem về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ   (07/05/2004)
Có một "Tây Bắc" trên sàn diễn Nhà hát tuồng Đào Tấn   (06/05/2004)
Champions League châu Á 2004: Bình Định thua đậm Yokohama   (06/05/2004)
V-League 2004 vào giai đoạn quyết liệt   (05/05/2004)
Xây dựng Khu Di tích cách mạng Núi Bà: Niềm mong ước của nhân dân Bình Định   (04/05/2004)
Đội Bình Định xếp cùng bảng với SLNA, Thừa Thiên Huế và An Giang   (03/05/2004)
Đội Bình Định: Từ top 5 đến... trụ hạng  (02/05/2004)
Một trận thắng ý nghĩa của đội Bình Định  (30/04/2004)
AFF hỗ trợ VN 200.000 USD tổ chức Tiger Cup 2004  (30/04/2004)
Một trận cầu đầy thử thách đối với đội Bình Định  (29/04/2004)
Địa chí Bình Định: mong đợi ngậm ngùi  (29/04/2004)
Tự ti  (28/04/2004)
Đoàn Bình Định đoạt 15 huy chương các loại tại Hội khỏe Phù Đổng Khu vực III  (27/04/2004)