Nhà hát tuồng Đào Tấn: Tăng cường công tác nghiên cứu nghệ thuật
10:56', 20/5/ 2004 (GMT+7)

Được sự đồng ý của Sở Văn hóa- Thông tin, vừa qua Nhà hát tuồng (NHT) Đào Tấn đã thành lập phòng nghiên cứu nghệ thuật (NCNT) và tổ chức ra mắt vào giữa tháng 5-2004. Phòng NCNT của NHT đào Tấn có đầy đủ các thành phần: tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nghiên cứu lý luận… nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) về nghệ thuật tuồng. Chúng tôi đã phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Gia Thiện- Trưởng phòng NCNT-NHT Đào Tấn xung quanh vấn đề này.

- Theo chúng tôi được biết, từ trước đến nay NHT Đào Tấn thực hiện khá tốt công tác NCKH về nghệ thuật Tuồng. Nhưng tại sao đến nay nhà hát mới thành lập phòng NCNT?

Nhạc sĩ Gia Thiện

+ Trước đây, khi nhà hát còn mang tên là Đoàn Tuồng Liên khu V ở miền Bắc, thì đã có bộ phận NCNT quy tụ nhiều nhà nghiên cứu sân khấu (NCSK) "lão làng", góp phần tích cực trong công tác bảo vệ, kế thừa và phát triển nghệ thuật Tuồng Việt nam nói chung. Khi nhà hát trở về lại quê hương Bình Định, từ năm 1976 đến năm 1990, hoạt động NCKH của nhà hát cũng rất mạnh. Đặc biệt là công trình nghiên cứu về Hậu tổ nghệ thuật Tuồng Đào Tấn đã thành công lớn với kết quả là sau năm 1990, Nhà nước ta đã tôn vinh Đào Tấn là Danh nhân Văn hóa Quốc gia, và nhà hát được vinh dự mang tên NHT Đào Tấn. Những năm về sau, sở dĩ nhà hát không còn chức danh phòng NCNT vì nhà NCSK Vũ Ngọc Liễn (Trưởng phòng NCNT của Nhà hát) đã nghỉ hưu, một số cán bộ nghiên cứu chuyển sang công tác ở cơ quan khác. Song không phải vì thế mà công tác NCNT của nhà hát bị gián đoạn; một số nghệ sĩ, nhạc sĩ vẫn còn tâm huyết và tiếp tục công việc NCNT. Nổi bật là công trình nghiên cứu về âm nhạc sân khấu tuồng, đã đạt giải B Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu của tỉnh (1995-2000)… Như vậy, có thể nói, không phải là thành lập mới, mà là tái thành lập phòng NCNT.

- Vâng, xin chúc mừng nhạc sĩ đã được đề cử vào chức vụ Trưởng phòng NCNT của Nhà hát. Anh có thể cho biết thêm về chức năng, nhiệm vụ và lực lượng cán bộ NCNT hiện nay?

+ Theo quyết định của Sở VH-TT, Phòng NCNT-NHT Đào Tấn có chức năng NCKH về các tác giả, tác phẩm, các vấn đề về nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc… của sân khấu Tuồng và các bộ môn nghệ thuật có liên quan; tuyên truyền, quảng bá về nghệ thuật Tuồng; tham gia đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công kế thừa… Nói chung là tham gia vào các công tác bảo vệ, kế thừa và phát triển nghệ thuật Tuồng Bình Định nói riêng, nghệ thuật Tuồng Việt Nam nói chung, nhằm góp phần phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc.

Có thể nói rằng, đối với một nhà hát, công tác NCNT phải luôn song hành với công tác biểu diễn nghệ thuật. Chúng tôi có nhiều thuận lợi là vừa làm công tác biểu diễn, vừa tham gia NCNT. Song công tác NCKH hoàn toàn không đơn giản, với lực lượng của nhà hát thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng chúng tôi tin vào sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và ngành Văn hóa. Tin vào sự hỗ trợ cộng tác của nhiều nhà NCSK trong tỉnh và cả nước; nên hy vọng sẽ phát huy "sức mạnh tổng hợp" để làm được những điều hữu ích cho sân khấu Tuồng.

- Nhìn vào kế hoạch công tác của phòng, chúng tôi thấy khá nhiều các đề mục. Trước mắt, các anh sẽ thực hiện những đề tài nào?

+ Công tác NCKH là vô hạn, vấn đề là phải biết "liệu cơm gắp mắm" để bảo đảm được chất lượng và thời gian thực hiện đề tài. Trong năm 2004 này, chúng tôi sẽ triển khai xây dựng đề cương công trình " Bước đầu tìm hiểu lịch sử sân khấu hát Bội Bình Định" do nhà NCSK Vũ Ngọc Liễn làm chủ biên, thời gian thực hiện từ 2004-2007. Đề tài thứ hai là "Nghiên cứu về nghệ thuật kèn bóp" do NSƯT Đào Duy Kiền và tôi phụ trách, tiến hành trong vòng 2 năm, 2004-2005. Hiện nay, chúng tôi đang hoàn thành chương trình "sân khấu học đường"; xây dựng chương trình minh họa, giới thiệu nghệ thuật Tuồng ở một số cơ quan, trường học; sưu tầm, khai thác một số kịch bản tuồng cổ, đồng thời sẽ phục hồi, dàn dựng một số trích đoạn tuồng cổ đặc sắc. Ngoài ra, chúng tôi còn tham gia công tác giảng dạy nghệ thuật Tuồng tại trường văn hóa nghệ thuật tỉnh và trường VHNT Huế.

- Xin cảm ơn nhạc sĩ.

. Thúy Vi - Thực hiện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thua Seongnam 1-3: Một trận đấu hay và đẹp của đội Bình Định  (19/05/2004)
Môn thể thao "vua" trong lòng quần chúng   (19/05/2004)
Cúp C1 Châu Á: Khó có bất ngờ trong trận Bình Định - Seongnam  (18/05/2004)
Nhớ mãi lời Bác dạy  (18/05/2004)
Mối quan hệ giữa Đào Tấn và gia đình Bác   (17/05/2004)
Nam Phi đăng cai World Cup 2010  (16/05/2004)
Một trận thua đáng tiếc của Bình Định  (14/05/2004)
Dính án tù treo, Phi Hùng bị treo giò đến hết giải  (14/05/2004)
Trương Tam Phong - Võ Đang lão tổ  (14/05/2004)
Bình Định với mục tiêu đòi lại nợ cũ  (13/05/2004)
Hoài Ân: Phim về với buôn làng  (13/05/2004)
Bóng ném Bình Định trong cuộc thử thách mới   (12/05/2004)
Cơ hội cuối cùng cho danh thủ Maradona  (12/05/2004)
Khởi công dự án bảo tồn khu di tích Kim Liên  (11/05/2004)
Trầu cau ở phố   (10/05/2004)