Những cổ vật mới phát hiện tại đầm Thị Nại
12:7', 21/5/ 2004 (GMT+7)

Ngoài những cổ vật thuộc các di chỉ cư trú của người Sa Huỳnh từ Hoài Nhơn đến Quy Nhơn vào những năm 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã phát hiện được hàng chục đĩa gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Phúc Kiến thế kỷ 17-18 tại ven đầm Thị Nại thuộc phường Nhơn Bình (TP. Quy Nhơn). Năm 1996 phát hiện 8.600 tiền đồng cổ ở Hoài Hương (Hoài Nhơn) của 21 triều đại phong kiến Trung Quốc và nhiều loại tiền đồng tại xã Hoài Xuân (Hoài Nhơn)…

3 bình gốm cổ Chăm pa mới được phát hiện tại đầm Thị Nại

Đặc biệt, vừa qua tại đầm Thị Nại thuộc phường Hải Cảng (Quy Nhơn) đã phát hiện được 4 cổ vật chìm dưới nước còn nguyên vẹn, đó là súng thần công đúc bằng hợp kim đồng và 3 bình gốm cổ Chămpa. Súng thần công này do phương Tây sản xuất có niên đại thế kỷ 17-18, súng dài 2,15m, phần gần đế rộng 35cm, đường kính miệng 30cm, phía dưới gần đế được đúc một hàng chữ nổi chạy vòng tròn với những ký tự bằng tiếng La tinh… Ba bình gốm Chămpa có loại hình khác với các loại bình gốm Chăm được phát hiện trước kia. Loại bình này có cấu trúc thon, dài, thân không bầu; về cấu trúc miệng của bình cũng khác, chiếc miệng liền với cổ, chiếc miệng đứng có vành cuốn…

Về chiếc miệng liền với cổ màu xám, có chiều cao 18,5cm, đường kính đáy 4,5cm, đáy nhỏ và bằng, giống như một chiếc vụ, bên trong và bên ngoài không tráng men, xương gốm thô màu trắng đục, độ làm láng chưa cao. Còn chiếc kia có chiều cao 19cm, đường kính đáy 4,7cm, đường kính miệng 4cm, đáy bình lõm vào trong, gờ miệng cuốn ra ngoài tạo độ chắc chắn, chung quanh bình có những đường tròn nhỏ nhô ra, đó là mối của những lần tiếp đất trong lúc làm sản phẩm. Bình không có quai, trên vai bình có 3 gờ nổi tròn chạy quanh, bên trong và bên ngoài không tráng men. Chiếc bình còn lại màu nâu, có chiều cao 32cm, đường kính miệng 12cm, đường kính đáy 13cm, cổ miệng đứng cao 2,5cm, đáy bằng, thân thon, độ làm láng chưa cao, xương gốm thô… Đáy bình lớn hơn miệng bình chứng tỏ trong khi sản xuất, người Chămpa tính được sự cân bằng của bình trong lúc để rỗng cũng như khi đựng sản phẩm và họ dùng bàn xoay để tạo dáng và độ cân xứng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc phát hiện những cổ vật dưới nước lần này đã khẳng định vùng đất Bình Định còn ẩn chứa nhiều điều cần phải khám phá, đó là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu chuyên môn đánh giá về sự giao lưu, buôn bán của các thế hệ cha ông chúng ta trên vùng đất này.

. Bùi Tĩnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Giao lưu cùng tiền vệ Issawa của đội Bình Định   (20/05/2004)
Nhà hát tuồng Đào Tấn: Tăng cường công tác nghiên cứu nghệ thuật  (20/05/2004)
Thua Seongnam 1-3: Một trận đấu hay và đẹp của đội Bình Định  (19/05/2004)
Môn thể thao "vua" trong lòng quần chúng   (19/05/2004)
Cúp C1 Châu Á: Khó có bất ngờ trong trận Bình Định - Seongnam  (18/05/2004)
Nhớ mãi lời Bác dạy  (18/05/2004)
Mối quan hệ giữa Đào Tấn và gia đình Bác   (17/05/2004)
Nam Phi đăng cai World Cup 2010  (16/05/2004)
Một trận thua đáng tiếc của Bình Định  (14/05/2004)
Dính án tù treo, Phi Hùng bị treo giò đến hết giải  (14/05/2004)
Trương Tam Phong - Võ Đang lão tổ  (14/05/2004)
Bình Định với mục tiêu đòi lại nợ cũ  (13/05/2004)
Hoài Ân: Phim về với buôn làng  (13/05/2004)
Bóng ném Bình Định trong cuộc thử thách mới   (12/05/2004)
Cơ hội cuối cùng cho danh thủ Maradona  (12/05/2004)