Nhà thi đấu đa năng và những nhìn nhận bước đầu
17:0', 7/6/ 2004 (GMT+7)

Năm 2001, Sở TDTT, được sự cho phép của UBND tỉnh, đã thực hiện chương trình xây dựng mỗi năm 2 nhà thi đấu (NTĐ) đa năng cho các huyện trong tỉnh. Theo đó, tùy vào tình hình thực tế của các huyện mà Sở TDTT sẽ bố trí xây dựng huyện nào trước, huyện nào sau.

Thi đấu bóng chuyền tại NTĐ Hoài Ân

Kinh phí được UBND tỉnh hỗ trợ là 500 triệu đồng/1 NTĐ đa năng. Đầu tiên là huyện Hoài Nhơn, tiếp theo là Vân Canh, Hoài Ân và Tuy Phước. Cho đến thời điểm này, có NTĐ đã được đưa vào sử dụng hơn 2 năm (Hoài Nhơn), có NTĐ được đưa vào sử dụng vài tháng (Tuy Phước) và nhìn chung các NTĐ này đã mang lại những kết quả khả quan.

Lợi ích đầu tiên mà các NTĐ mang lại đó là: các huyện có điều kiện về cơ sở vật chất tốt để có thể tổ chức tập luyện, thi đấu các bộ môn như: bóng bàn, cầu lông, bóng đá mini, bóng chuyền… bất kể thời tiết như thế nào.

Rõ ràng được tập luyện, thi đấu trong một điều kiện sân bãi tương đối chuẩn như NTĐ đã giúp các VĐV phát huy hết khả năng của mình. Chị Nguyễn Thị Hương, thị trấn Bồng Sơn, cho biết: "Em rất yêu thích bộ môn cầu lông, nhưng trước đây do không có nhà thi đấu nên em và mọi người tập luyện chủ yếu ở các sân ngoài trời, gặp hôm trời nắng ráo, lặng gió thì chơi tốt, bằng ngược lại thì rất khó chơi, nhưng bây giờ đã khác rồi, em đăng ký tập luyện ở NTĐ nên việc nắng, mưa, gió lớn không quan trọng...".

Với những người làm công tác chuyên môn của ngành TDTT ở huyện thì đây là điều kiện tốt để họ tuyển chọn những VĐV xuất sắc cho đội tuyển của huyện mình, đồng thời có cơ hội nâng cao chất lượng chuyên môn. Anh Võ Chí Hà, cán bộ Trung tâm VHTT-TT huyện Hoài Ân cho biết: "Từ khi NTĐ được đưa vào sử dụng, phong trào chơi TDTT ở địa phương tiến bộ rõ rệt, những người làm công tác chuyên môn của huyện có thể đến NTĐ để tìm cho mình những VĐV có tố chất kỹ thuật tốt, rút về đội tuyển của huyện và tiếp tục đào tạo, chứ trước đây việc tìm kiếm VĐV năng khiếu khá vất vả vì những người tập luyện TDTT thường không tập trung...".

Tuy nhiên, cũng qua một thời gian đi vào hoạt động, các NTĐ cũng còn không ít vướng mắc. Phần lớn các NTĐ đều chưa có các công trình phụ như: nhà vệ sinh, phòng thay đồ... Với khoản kinh phí 500 triệu mà tỉnh hỗ trợ, nhiều huyện phải bỏ ra thêm vài trăm triệu nữa nhưng cũng chỉ đủ để hoàn thành phần cơ bản của NTĐ, chứ không đủ cho các công trình phụ. Thậm chí việc tường rào, cổng ngõ để bảo vệ cơ sở vật chất bên trong của NTĐ vẫn chưa có. Vấn đề khó khăn thứ 2 là NTĐ chỉ có thể thu hút được những người sống gần nơi xây dựng NTĐ, ví dụ như NTĐ Hoài Nhơn thì chỉ thu hút được người dân ở thị trấn Bồng Sơn, xa hơn tý nữa thì cũng chỉ đến Hoài Đức, Hoài Xuân... NTĐ Hoài Ân thì chủ yếu là người dân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ.

Có lẽ trong thời gian tới, khi tiếp tục xây dựng NTĐ ở các huyện khác, Sở TDTT cùng với địa phương cần phải tính toán đến những vấn đề vướng mắc trong việc xây dựng các công trình phụ, đồng thời các địa phương cần có kế hoạch để NTĐ phát huy tác dụng tốt hơn nữa.

. Công Tâm

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khúc tráng ca Thiên Long Bát Bộ   (07/06/2004)
Quốc Vượng, Văn Thành bị loại khỏi đội tuyển Việt Nam  (06/06/2004)
Euro 2004 còn 8 ngày  (04/06/2004)
Về ba phác thảo tượng đài Nghĩa trang Liệt sĩ Quy Nhơn  (04/06/2004)
Bộ khung Đội tuyển Việt Nam dần thành hình  (03/06/2004)
Festival Huế với tiến trình hội nhập và phát triển  (02/06/2004)
Qua giải bơi truyền thống huyện Hoài Nhơn lần thứ 2-2004: Để "sông" hòa mình với "biển"   (02/06/2004)
Ngày đầu tập trung của đội tuyển bóng đá nam  (01/06/2004)
Đào tạo diễn viên sân khấu truyền thống: Bí cả hai đầu   (31/05/2004)
Hướng đến Euro 2004   (31/05/2004)
Thắng Đà Nẵng 3-2: Dấu ấn đẹp của đội Bình Định trên sân Quy Nhơn  (30/05/2004)
Vài nét về tân vô địch Champions League - FC Porto  (30/05/2004)
Trận Bình Định - Đà Nẵng: Sẽ lại hòa!?   (28/05/2004)
Thiên Long bát bộ - hướng tới tinh thần hòa hợp và chống chiến tranh   (28/05/2004)
Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề  (28/05/2004)