Bước đột phá của xã hội hóa thể thao
16:25', 21/7/ 2004 (GMT+7)

Khởi đầu là những Hoàng Anh-Gia Lai. Gạch Đồng Tâm-Long An, Hàng không Việt Nam, LG-ACB, Ngân hàng Đông Á… Ở Kinh Đô V-League 2004 vừa qua có 8/12 đội chuyên nghiệp theo nhiều phương thức hợp tác khác nhau đã có thương hiệu doanh nghiệp đính kèm tên gọi của mình.

Từ 2005, đội Bình Định mang tên mới: Hoa Lâm - Bình Định

Đó là GĐT-LA, HA-GL, LG.HN.ACB, Sông Đà-Nam Định, Delta Đồng Tháp, NHĐÁ.Thép Pomina, Thép Việt Úc-Hải Phòng và Becamex Bình Dương. Sang mùa bóng tới sẽ có thêm hai đội bóng doanh nghiệp khác gia nhập sân chơi V-League là Thép Miền Nam-Cảng Sài Gòn và Hòa Phát Hà Nội cùng sự chuyển đổi của Pjico-Sông Lam Nghệ An và Hoa Lâm-Bình Định.

"Lấy bóng đá nuôi bóng đá" đến nay vẫn còn là một khái niệm xa vời với các doanh nghiệp khi nhảy vào sân chơi bóng đá, nhưng họ đã có được một lợi nhuận vô hình, nói như ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch CLB Hoàng Anh-Gia Lai: "Tôi đã thu về rất nhiều khoản lợi nhuận kể từ khi tham gia vào bóng đá. Thương hiệu Hoàng Anh-Gia Lai cũng như bóng đá Gia Lai đã và đang được mọi người trên cả nước biết đến. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ phát triển thương hiệu ở tầm rộng hơn, đó là khu vực Đông nam Á, châu Á qua các giải C1 Đông Nam Á và AFC Champions League".

Còn ông Nguyễn Văn Hùng, TGĐ công ty Becamex thì: "Đội Bình Dương không đạt được thứ hạng như mong đợi ở mùa bóng 2004, nhưng chúng tôi đã thành công trong mục tiêu lớn nhất của mình sau khi nhận nhiệm vụ của lãnh đạo UBND tỉnh là đưa khán giả đến sân bóng ngày một đông hơn, góp phần phát triển thể thao mà cụ thể là bóng đá xứng tầm với sự phát triển về kinh tế của tỉnh nhà…". 

Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào sân chơi bóng đá đã xác định: Đội bóng thi đấu hết mình, đạt thành tích tốt sẽ góp phần lớn vào sự phát triển của thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có sự phát triển sản phẩm của mình qua việc quảng cáo thương hiệu để nuôi và phát triển đội bóng. 

Ở góc độ rộng hơn, nhiều sân bóng sau một thời gian dài "ngủ yên" đã thu hút trở lại sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá như sân Bình Dương, sân Long An, sân Cao Lãnh, thậm chí khán giả TPHCM vốn kén chọn nhất cũng tạo được số lượng thuộc loại khá trên sân Thống Nhất ở những trận đấu của NHĐÁ.Thép Pomina. Cuộc "hôn nhân" giữa doanh nghiệp với bóng đá đã và đang ngày càng phát triển vững chắc. Cầu thủ có sự ổn định về thu nhập sẽ tập trung tốt hơn cho việc nâng cao trình độ của mình. Đội bóng thi đấu tốt, trung thực sẽ thu được lượng khán giả đến sân đông đúc hơn và khi ấy đến lượt các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cùng phấn khích với hiệu quả của đồng tiền mình đã bỏ ra.

Bên cạnh sự chuyển mình sang chuyên nghiệp ngày càng vững chắc của các địa phương, đội bóng cũng rất cần một mô hình quản lý chuyên nghiệp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam bởi bóng đá chuyên nghiệp đang là một ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp cũng như một cái nghề chính của các HLV, cầu thủ, nếu quản lý không tốt thì khó mà đẩy lùi được tiêu cực và tệ nạn. 

. Theo SGGP

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
U 21 Bình Định phấn đấu nhì bảng  (21/07/2004)
Vì sao chúng ta cứ mãi là khán giả ở các vòng chung kết?   (20/07/2004)
Đôi bờ Hiền Lương   (20/07/2004)
Cú bứt phá ngoạn mục của bóng bàn Bình Định   (19/07/2004)
Khai quật khảo cổ khu vực Tử Cấm thành - thành Hoàng Đế   (19/07/2004)
Khai mạc Asian Cup 2004  (18/07/2004)
Một số gương mặt mới được gọi vào đội tuyển quốc gia   (16/07/2004)
Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam Mai Liêm Trực: Bộ máy liên đoàn chưa đủ năng lực   (15/07/2004)
Các cổ động viên Việt Nam chuẩn bị khai trương lá cờ lớn nhất Đông Nam Á  (14/07/2004)
Đội U18 Bình Định: "của để dành"  (14/07/2004)
Bình Định, TP Hồ Chí Minh vô địch đồng đội nam, nữ  (13/07/2004)
U18 Phú Yên lọt vào Vòng chung kết  (13/07/2004)
Phát hiện hai bộ sưu tập tiền cổ đồ sộ thời vua Quang Trung   (12/07/2004)
Bình Định đã thi đấu hết mình ở Cúp Quốc gia và sẽ không "buông" Champions' League châu Á   (12/07/2004)
Cúp vô địch lại về Đất võ   (11/07/2004)