Sôi động phong trào TDTT ở các xã vùng cao Hoài Ân
15:28', 2/8/ 2004 (GMT+7)

Hoài Ân có 3 xã miền núi là Đăk Mang, Bok Tới và Ân Sơn với gần 4.000 nhân khẩu là người dân tộc Ba na, H’rê đang sinh sống. Song song với việc bảo tồn và phát huy nét văn hóa dân tộc, những năm gần đây phong trào tập luyện TDTT ở những xã vùng cao này đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Ngoài những bộ môn thể thao mang tính đặc thù của miền núi như: phóng lao, bắn ná, đẩy gậy, chạy vượt đồi… thì các môn TDTT mang tính cộng đồng như: bóng chuyền, bóng đá… bước đầu đã được những người dân nơi đây hưởng ứng và tập luyện đông đảo, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên.

Thi chạy vượt đồi tại Lễ hội VH-TT các xã vùng cao Hoài Ân

Anh Nguyễn Đăng Toàn, cán bộ phụ trách TDTT huyện Hoài Ân cho biết: "Hiện nay, tại 3 xã vùng cao là Đăk Mang, Bok Tới và Ân Sơn, bộ môn bóng chuyền rất được thanh thiếu niên yêu thích và tập luyện thường xuyên, mỗi xã có ít nhất là 2 sân bóng chuyền, nhiều làng đã có sân riêng, tuy chưa đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật về sân bãi nhưng cũng giúp cho thanh thiếu niên có chỗ để vui chơi lành mạnh sau những giờ đến trường, lên rẫy…". Nhờ vậy ở Hoài Ân trong vài năm gần đây, khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi trong lĩnh vực thể thao đã rút ngắn lại rất nhiều. Thậm chí, một số môn đòi hỏi nhiều ở sức mạnh nếu được tập luyện bài bản sẽ có thành tích vượt qua các xã đồng bằng.

Hàng năm, Trung tâm VHTT huyện thường tổ chức các giải đấu thể thao, chủ yếu là bóng chuyền, bóng đá để các VĐV có cơ hội cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, cứ 2 năm huyện tổ chức lễ hội VH-TT truyền thống, trong đó luôn có các nội dung thi đấu bóng chuyền, chạy vượt đồi… để có thể đánh giá trình độ chuyên môn của từng xã. Tại Lễ hội VH-TT các xã vùng cao huyện Hoài Ân lần thứ V - 2004 vừa qua được tổ chức tại Đăk Mang, nội dung thi đấu bóng chuyền được người xem ủng hộ nhiệt liệt nhất. Mặc dù thi đấu rất hay và được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả nhà nhưng Đăk Mang đã không thể thắng được Bok Tới ở trận chung kết. Đây có thể coi là nội dung thi đấu hấp dẫn nhất ở Lễ hội.

Các môn thể thao dân tộc luôn được đồng bào các xã miền núi huyện Hoài Ân thường xuyên duy trì tập luyện để tham gia các giải đấu của huyện. Cũng nhờ đó, Hoài Ân luôn chọn được nhiều VĐV giỏi để đưa vào đội tuyển tham gia các giải đấu cấp tỉnh và đã không ít lần đoạt thứ hạng cao ở những môn như: bắn ná, phóng lao.

Với phong trào thể thao đang phát triển mạnh ở các xã vùng cao, hy vọng rằng vào một ngày không xa, thể thao của Hoài Ân sẽ lớn mạnh bởi sự kết hợp của những môn thể thao phổ thông và những môn thể thao đặc trưng đối với đồng bào dân tộc ít người.

. Công Tâm

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Quy Nhơn đạt giải nhất toàn đoàn  (02/08/2004)
Tavares với cuộc "cách mạng" lần thứ hai  (01/08/2004)
Đào tạo bóng đá trẻ ở Bình Định còn chưa hợp lý  (30/07/2004)
Đào tạo bóng đá trẻ ở Bình Định còn chưa hợp lý   (30/07/2004)
Khi người lao động cất tiếng hát   (30/07/2004)
Khai mạc Lễ hội Văn hóa - Thể thao miền biển toàn tỉnh lần thứ VI   (29/07/2004)
Đội tuyển Việt Nam: Chỉ có 8 cầu thủ thể lực tốt  (28/07/2004)
Đội tuyển bóng đá Việt Nam: Xáo trộn lực lượng vì chấn thương   (27/07/2004)
Đào tạo bóng đá trẻ ở Bình Định còn chưa hợp lý  (26/07/2004)
Chấm dứt thời kỳ năn nỉ các "ông sao"   (26/07/2004)
11 VĐV Việt Nam dự Olympic Athens 2004  (25/07/2004)
Đội tuyển bóng đá VN: Vì sao thế hệ vàng "bốc hơi"?   (23/07/2004)
Ngày hội khỏe của giới viên chức   (23/07/2004)
Lễ ra mắt CLB bóng đá Hoa Lâm - Bình Định sẽ diễn ra hoành tráng  (22/07/2004)
Nhộn nhịp "Con đường Di sản miền Trung"  (22/07/2004)