Khai mạc Tuần Văn hóa ASEAN tại Hà Nội
10:18', 9/8/ 2004 (GMT+7)

Tối 8-8, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban liên hiệp Văn hóa Thông tin các nước ASEAN tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa ASEAN với chủ đề "Nghệ thuật ASEAN-Truyền thống và hiện đại".

Đến dự có Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong; đại diện của đại sứ quán các nước tại Việt Nam, 124 nghệ sĩ thuộc 10 đoàn nghệ thuật của các nước ASEAN.

Tuần Văn hóa ASEAN là sáng kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Brunei cuối năm 1999, nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong khu vực, thúc đẩy tình hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết về ASEAN đối với các nước ngoài khu vực.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Phan Văn Khải nêu rõ: "Văn hóa đóng vai trò quan trọng đề cao hình ảnh của ASEAN. Không thể xây dựng một Cộng đồng ASEAN trong tương lai mà không gắn với việc gìn giữ và làm phong phú hơn những nét đắc trưng của văn hóa các dân tộc ASEAN, của con người ASEAN. Văn hóa giúp tạo dựng tinh thần ASEAN, từ đó khiến cho nếp nghĩ và hành động của mỗi người dân trong từng quốc gia có tính khu vực hơn. Dấu ấn quê hương của mỗi cá nhân được tạo ra trong môi trường văn hóa thấm đẫm bao bọc xung quanh từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Bằng sự trao đổi thường xuyên những nét đặc sắc của từng nền văn hóa, thế hệ trẻ của ASEAN không những có điều kiện được mở rộng hiểu biết, mà dần dần tạo dựng được ý thức là một thành viên của một Cộng đồng ASEAN.

Tuần lễ Văn hóa ASEAN ở Việt Nam là một trong các nỗ lực để chúng ta duy trì và phát huy văn hóa của ASEAN, khuếch trương các giá trị châu Á, tạo cơ sở cho việc phát huy các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội".

Mở đầu lễ khai mạc là phần biểu diễn khai mạc hoành tráng "Việt cổ khai hội " của 30 nghệ sĩ Nhà hát ca múa Nhạc nhẹ Trung ương. Thông qua màn hát múa này, bạn bè quốc tế có dịp hiểu hơn về lịch sử lập nước và những phong tục tập quán lâu đời của người Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước. Tiếp theo là những phần trình diễn mang màu sắc văn hóa riêng của các nước Brunei, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Mianma, Philíppin, Xinhgapo, Thái Lan.

Trong không khí rộn ràng của âm nhạc cổ truyền, lung linh sắc mầu trang phục dân tộc văn hóa, lễ khai mạc đã diễn ra trang trọng mà cảm động, thắm đượm tình hữu nghị.

. Theo TTXVN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hoa Lâm muốn gắn bó lâu dài với bóng đá Bình Định  (08/08/2004)
CLB Hoa Lâm - Bình Định: Tên mới, chất lượng mới  (08/08/2004)
Lễ hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ VI: Sôi động, nhưng...   (06/08/2004)
Trước Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc lần 6: Huế như đang trẻ ra...   (05/08/2004)
SLNA cấm thi đấu 6 cầu thủ, trong đó có Văn Quyến  (05/08/2004)
LĐBĐ VN chính thức ký hợp đồng với HLV thể lực Biro   (03/08/2004)
Đoàn thể thao Việt Nam xuất quân tham dự Olympic Athens 2004   (03/08/2004)
Sôi động phong trào TDTT ở các xã vùng cao Hoài Ân   (02/08/2004)
Quy Nhơn đạt giải nhất toàn đoàn  (02/08/2004)
Tavares với cuộc "cách mạng" lần thứ hai  (01/08/2004)
Đào tạo bóng đá trẻ ở Bình Định còn chưa hợp lý  (30/07/2004)
Đào tạo bóng đá trẻ ở Bình Định còn chưa hợp lý   (30/07/2004)
Khi người lao động cất tiếng hát   (30/07/2004)
Khai mạc Lễ hội Văn hóa - Thể thao miền biển toàn tỉnh lần thứ VI   (29/07/2004)
Đội tuyển Việt Nam: Chỉ có 8 cầu thủ thể lực tốt  (28/07/2004)