Khám phá Olympic
16:53', 19/8/ 2004 (GMT+7)

Nhân Olympic Anthens 2004 đang diễn ra, mời các bạn cùng ngược dòng lịch sử để khám phá về Olympic và những sự kiện đáng nhớ của các kỳ Thế vận hội.

* Lá cờ chính thức của Olympic

Lá cờ chính thức của Olympic

Năm 1914, Pierre de Coubertin đã thiết kế lá cờ Olympic. Lá cờ Olympic bao gồm năm vòng tròn  trên nền trắng, biểu trưng cho năm châu lục trên thế giới. Các vòng tròn, từ trái sang phải được vẽ trên các màu xanh da trời, vàng, đen, xanh lá cây và màu đỏ. Đây là những màu sắc thường xuất hiện trên cờ của các nước. Lần đầu tiên lá cờ Olympic tung bay tại Thế vận hội năm 1920.

* Khẩu hiệu Olympic

Năm 1921, Pierre de Coubertin, người sáng lập ra Olympic hiện đại đã mượn một thành ngữ Latin làm khẩu hiệu Olympic: Citius, Altius, Fortius ("nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn").

* Lời thề Olympic

Trong buổi lễ khai mạc, một vận động viên sẽ thay mặt toàn bộ vận động viên đọc lời thề. Lời thề này do Pierre de Coubertin viết và được vận động viên môn đấu kiếm người Bỉ Victor Boin đọc lần đầu tiên vào Thế vận hội 1920. Lời thề có nội dung: "Thay mặt tất cả vận động viên, tôi hứa tất cả chúng tôi sẽ tôn trọng những luật chơi đề ra với tinh thần thể thao chân chính, vì vinh quang thể thao và danh dự của cả đội".

* Ca khúc Olympic

Ca khúc Olympic sẽ được hát vang lên khi lá cờ Olympic được kéo lên. Ca khúc này được sáng tác bởi Spyros Samaras do Kostis Palamas viết lời. Lần đầu tiên ca khúc này xuất hiện tại Olympic Athens 1896 nhưng mãi đến năm 1957 mới được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận.

* Kinh thánh Olympic

Pierre de Coubertin đã đưa ra ý tưởng này từ một bài diễn văn của Ethelbert Telbot tại Thế vận hội năm 1908. Kinh thánh Olympic có nội dung: "Điều quan trọng nhất của Thế vận hội không phải là giành chiến thắng mà là được tham gia, cũng như điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là sự thành công mà là những thử thách cam go. Điều cần thiết không phải là trông chờ vào chiến thắng mà là chúng ta đã thi đấu hết mình".

* Ngọn lửa Olympic

Ngọn lửa Olympic đã được thắp sáng từ thời Olympic cổ đại. Ngọn lửa thiêng được thắp sáng trên đỉnh núi Olympia ở Hy Lạp bằng sức nóng của ánh sáng mặt trời và cháy liên tục cho tới ngày bế mạc Thế vận hội. Ngọn lửa Olympic xuất hiện lần đầu tiên tại Thế vận hội năm 1928 ở Amsterdam. Lửa thiêng biểu trưng cho sự trong sạch và nỗ lực vươn tới sự hoàn mỹ. Cuộc rước đuốc đầu tiên được tiến hành tại Thế vận hội 1936 theo sáng kiến của Chủ tịch ban tổ chức lúc đó là Carl Diem với ý nghĩa tiếp nối Olympic cổ đại với phong trào Olympic hiện đại. Ngày nay, ngọn lửa được một phụ nữ mang trang phục cổ đại lấy bằng một tấm gương cầu hội tụ ánh sáng mặt trời trên đỉnh Olympia. Ngọn lửa này sẽ được giữ cho đến ngày Đại hội kết thúc.

* Huy chương bằng vàng thật

Chiếc huy chương cuối cùng làm hoàn toàn bằng vàng thật được trao vào năm 1912.

* Huy chương

Các huy chương Olympic được thiết kế một cách đặc biệt cho mỗi kỳ Thế vận hội do Hội đồng thành phố đăng cai Thế vận hội quyết định. Mỗi huy chương phải có độ dày ít nhất 3 milimét và đường kính 60 milimét. Chiếc huy chương vàng và huy chương bạc phải có 92,5% bạc, riêng huy chương vàng phải có 6 gam vàng được mạ bên ngoài.

* Lễ khai mạc Olympic lần đầu tiên

Lễ khai mạc Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Thế vận hội năm 1908 ở Luân Đôn. Trước đó, các kỳ Thế vận hội không có lễ khai mạc.

* Thành phố, chứ không phải quốc gia

Khi chọn vị trí cho Thế vận hội, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) luôn dành danh dự này cho một thành phố chứ không phải là một quốc gia.

* Quán quân đầu tiên của Olympic hiện đại

James B. Connolly (Mỹ) giành chiến thắng trong ba môn phối hợp là nhảy hố, đi bộ và nhảy xa trở thành nhà quán quân đầu tiên của Thế vận hội hiện đại.

* Phụ nữ

Phụ nữ lần đầu tiên được phép tham dự Thế vận hội vào 1900 trong kỳ Thế vận hội lần 2.

* Cuộc chạy Marathon đầu tiên

Năm 490 TCN, Pheidippides, một người lính Hy Lạp đã chạy từ Marathon đến Athens (dài khoảng 25 dặm) để thông báo về chiến thắng trước đội quân xâm lược Persians. Chặng đường này đầy núi đồi và những chướng vật đã khiến Pheidippides kiệt sức và chảy máu chân khi đến được Athens. Sau khi nói với mọi người trong thành phố về chiến thắng của họ, Pheidippides đã ngã lăn ra đất và chết. Năm 1896, tại kỳ Thế vận hội đầu tiên, người ta đã tổ chức một cuộc chạy đua với độ dài bằng chính độ dài quãng đường mà Pheidippides đã vượt qua.

* Hủy bỏ

Do chiến tranh thế giới lần I và II, Thế vận hội đã không được tổ chức vào các năm 1916, 1940 và năm 1944.

* Thế vận hội mùa đông

Thế vận hội mùa đông lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1924. Từ đây bắt đầu truyền thống về Thế vận hội mùa đông, được tổ chức ở tại một thành phố khác và sớm hơn vài tháng so với Thế vận hội mùa hè.

* Môn quần vợt bị ngăn cấm

Từ năm 1924 đến năm 1987, môn quần vợt bị ngăn cấm trong các kỳ Thế vận hội. Đến năm 1988, được cho phép chơi lại.

* Không có mặt người Nga

Mặc dù nước Nga đã gởi vài vận động viên để tham gia thi đấu vào các lần Thế vận hội năm 1908 và 1912, nhưng họ chỉ được phép tham dự chính thức sau Thế vận hội năm 1952.

* Môn Polo

Môn Polo (môn cưỡi ngựa và dùng cái chày có cán dài đánh quả bóng vào trong cầu môn) xuất hiện trong các Thế vận hội năm 1900, 1908, 1920, 1924 và 1936.

* Gymnasium

Từ "gymnasium" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, "gymnos" có nghĩa là trần truồng. "Gymnasium" nghĩa đen có nghĩa là ngôi trường dành cho các bài tập thể dục khỏa thân! Các vận động viên ở Olympic cổ đại muốn tham gia thi đấu đều phải… cởi truồng.

. M.T (theo About)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tuổi trẻ học đường hành hương về Đất Tổ  (19/08/2004)
Đội tuyển bóng đá Việt Nam trước thềm LG Cup 2004: Cuộc ra mắt bất đắc dĩ  (18/08/2004)
Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI: Bình Định bứt phá   (18/08/2004)
Tình yêu trong câu hò Nam Trung bộ  (17/08/2004)
Văn Sỹ Sơn bị treo giò 18 tháng   (17/08/2004)
Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc  (16/08/2004)
Khai mạc Olympic Athens 2004: Hoành tráng và đậm chất thần thoại   (15/08/2004)
Qua Lễ hội VH-TT các xã vùng cao Hoài Ân lần thứ V: Đôi điều ghi nhận   (13/08/2004)
Giải vô địch võ cổ truyền toàn quốc năm 2004: Cơ hội cho các VĐV trẻ của Bình Định  (13/08/2004)
LG Cup: Thử thách đầu tiên cho đội tuyển Việt Nam  (12/08/2004)
Bế mạc Tuần lễ Văn hóa ASEAN  (12/08/2004)
22 giờ ngày 12-8: Lễ kéo cờ Olympic Athens 2004   (11/08/2004)
Hai gương mặt taekwondo được kỳ vọng ở Olympic Athens   (11/08/2004)
Hai người hùng của bóng đá Sông Lam: Một người bơ vơ, một người gục ngã   (10/08/2004)
An ninh tại Olympic Athens 2004: Hy Lạp "đau đầu"  (10/08/2004)