Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần thứ VI: Cơ hội lưu truyền văn hóa 3 dân tộc
10:18', 31/8/ 2004 (GMT+7)

Sau 2 ngày đêm thi đấu 11 môn Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tưng bừng và hào hứng, Lễ hội VH-TT lần thứ VI huyện An Lão đã khép lại vào trung tuần tháng 8 với sự luyến tiếc của những người tham gia và chứng kiến.

Gần 15 năm với 6 lần tổ chức lễ hội VH-TT toàn huyện, nhưng đây là lần đầu tiên An Lão có số lượng đoàn, diễn viên, vận động viên tham gia đông đảo: với 600 vận động viên, diễn viên của 17 đoàn VH-TT 9 xã và các khối, ngành, cơ quan, trường học trên địa bàn huyện. Và cũng là lần đầu tiên lễ hội thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tầng lớp xã hội ở địa phương. Đây là điểm đáng tự hào về phong trào VH-TT đang phát triển mạnh mẽ ở An Lão trong điều kiện của một huyện miền núi có nền kinh tế còn chậm phát triển.

Tinh thần chung của lễ hội lần này là "thi đua, đoàn kết, trung thực". Suốt quá trình diễn ra các môn thi như: cắm trại, đan lát, cắm hoa, tấu cồng chiêng, diễn văn nghệ quần chúng, thi người đẹp…; bắn nỏ, đẩy gậy, phóng lao, kéo co, thi đấu bóng chuyền… các đoàn đều thể hiện được tinh thần thi đua trong sự đoàn kết, vui tươi và nghĩa tình. Tất cả đều tập trung cho mục tiêu chính: lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Chiến thắng An Lão (7.12.1964-7.12.2004) được tổ chức vào dịp kỷ niệm 59 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần này, đồng bào H’rê, Ba na các xã vùng cao không tham gia dựng trại Làng văn hóa theo tinh thần hướng dẫn của ban tổ chức mà tập trung cho khối đồng bằng để tạo nên bề nổi của lễ hội. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống của người H’rê, Ba na vẫn được thể hiện rõ nét qua các môn thi: tấu cồng chiêng, đan lát, sinh hoạt tập thể, biểu diễn văn nghệ quần chúng…

Ở môn trại làng văn hóa, các đoàn chuẩn bị khá công phu và đẹp mắt, trong đó có những chi tiết tinh tế, sắc nét thuyết phục được người xem. Môn thi người đẹp lễ hội vẫn được đông đảo người xem quan tâm. Nhiều thí sinh không chỉ chuẩn bị chu đáo về trang phục mà còn rất thông minh, sắc xảo trong việc trả lời các câu hỏi ứng xử.

Việc An Lão duy trì tổ chức loại hình lễ hội văn hóa - thể thao là cách làm thiết thực để giữ gìn và lưu truyền nét độc đáo về văn hóa truyền thống của 3 dân tộc anh em đang sinh sống trên cùng một địa bàn. Lễ hội là dịp tốt để người H’rê, Ba na trình bày, thể hiện những làn điệu dân ca, những nhạc cụ truyền thống độc đáo của dân tộc mình với đông đảo công chúng. Lễ hội còn là môi trường thuận lợi để nhân dân các địa phương được hội ngộ, giao lưu các loại hình văn hóa bổ ích, tạo tình cảm gắn bó với mọi người trong cộng đồng dân cư, để cái đẹp được tôn vinh và thẩm thấu trong mỗi con người.

. Hoàng Nam Quốc

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
VCK giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2004: Đồng Nai lên hạng trước một vòng đấu  (31/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Nhiều kỷ lục lần đầu tiên được lập  (30/08/2004)
4 năm và những chuyển động tích cực   (30/08/2004)
Athens trở thành nơi tổ chức Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử?  (29/08/2004)
Hội An - Mỹ Sơn những ngày di sản  (29/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Quyền bình đẳng phụ nữ được đề cao  (27/08/2004)
Kết thúc giải bóng đá cụm 3 huyện miền núi năm 2004: Chất lượng năm nay có nhiều tiến bộ  (27/08/2004)
Lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa  (27/08/2004)
Cúp bóng đá Hoàng đế Quang Trung 2004 sẽ khởi tranh từ 21 đến 31-10  (26/08/2004)
Bình Định nhờ HLV Tavares tìm kiếm cầu thủ  (26/08/2004)
HLV Tavares: Bình Định là nơi có những thủ môn giỏi  (26/08/2004)
Lễ hội Văn hóa Việt-Nhật tại Hội An: Thắt chặt thêm vòng tay hữu nghị  (25/08/2004)
Đội tuyển Việt Nam sẽ vào đến trận chung kết   (25/08/2004)
Vòng chung kết giải bóng đá hạng Nhì năm 2004 tại Quy Nhơn   (25/08/2004)
Giải vô địch bóng ném trẻ toàn quốc 2004: Bình Định đoạt huy chương bạc   (24/08/2004)