Phan Thị Diệu Hằng: Cô gái đa tài
12:17', 2/9/ 2004 (GMT+7)

Khi được hỏi về những thành tích mà Phan Thị Diệu Hằng đã đạt được trong quãng thời gian hơn 10 năm theo nghiệp võ, Hằng nhẩm tính rồi cười: "Khoảng 7 huy chương tất cả, trong đó có 2 HCV ở môn võ cổ truyền, 2 HCĐ môn taekwondo, 1 HCB môn pencaksilat, 2 HCĐ môn wushu, ngoài ra em còn đạt được 1 HCĐ ở bộ môn... bóng ném".

Sinh ra và lớn lên ở TP Quy Nhơn, năm 1990 Phan Thị Diệu Hằng được ba mẹ cho đi học võ taekwondo ở Nhà văn hóa Thiếu nhi. Sau khi học ở đây một thời gian, Hằng lại chuyển qua học ở một CLB tại chùa Long Khánh. Mặc dù theo học taekwondo, nhưng giải đấu đầu tiên mà Hằng tham gia lại với tư cách là VĐV môn võ cổ truyền, ở nội dung đối kháng. Phan Thị Diệu Hằng kể: "Khi ấy phong trào thi đấu taekwondo ở Quy Nhơn chưa nhiều, thầy giáo dạy võ muốn em có kinh nghiệm cọ xát trên sàn đài nên đăng ký cho tham gia giải võ cổ truyền, lúc đó em được huấn luyện về luật, phương thức thi đấu ở môn võ cổ truyền chỉ trong vòng 3 tháng rồi ra thi đấu, không ngờ lại đạt HCV, đó là năm 1992".

Phan Thị Diệu Hằng (người đội mũ) chụp ảnh lưu niệm với Rick (võ sĩ người Mỹ sang Bình Định học võ cổ truyền)

Đến năm 1993, Phan Thị Diệu Hằng mới chính thức được thi đấu môn võ sở trường mà lâu nay từng theo học: taekwondo, ở đấu trường toàn quốc. Hai chiếc HCĐ ở 2 nội dung: quyền và đối kháng là kết quả mà Hằng đạt được ở lần đầu thi đấu cấp quốc gia. Đến năm 1995, Phan Thị Diệu Hằng tham gia Đại hội TDTT toàn quốc với tư cách là VĐV môn pencaksilat và Hằng đã xuất sắc đạt HCB. Bẵng đi một thời gian không tham gia các giải, đến năm 2002, cái tên Phan Thị Diệu Hằng lại có trong danh sách các VĐV của Bình Định tham gia Đại hội TDTT toàn quốc, nhưng lần này lại là VĐV môn bóng ném. Ở bộ môn chẳng liên quan gì đến võ này, Hằng đã cùng với đồng đội mang về cho Bình Định chiếc HCĐ.

Liên tiếp 2 năm 2003-2004, Phan Thị Diệu Hằng đoạt 2 HCĐ ở nội dung tán thủ của môn wushu và gần đây nhất là chiếc HCV ở nội dung thi đấu đối kháng tại giải vô địch võ cổ truyền toàn quốc năm 2004, được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh.

Phan Thị Diệu Hằng đang theo học năm thứ 2 của Trường Đại học Quy Nhơn, ngành giáo dục thể chất, cô tâm sự: "Em rất thích các môn thể thao, cho nên có điều kiện tập được môn nào là em tham gia tập ngay, em muốn cuộc sống của mình gắn liền với thể thao nên đã chọn học ngành giáo dục thể chất để sau này khi không còn tham gia thi đấu được nữa thì dạy lại cho các lớp VĐV trẻ. Em nghĩ với kinh nghiệm thi đấu, cùng với phương pháp sư phạm học được ở trường, em tin mình có thể huấn luyện các VĐV trẻ tốt...".

. Công Tâm

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thể thao Việt Nam không vượt nổi mình!   (01/09/2004)
Kết thúc VCK giải bóng đá hạng Nhì năm 2004: Khánh Hòa vô địch   (01/09/2004)
Ánh sáng từ 700 cổ vật Đông Sơn  (31/08/2004)
Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần thứ VI: Cơ hội lưu truyền văn hóa 3 dân tộc  (31/08/2004)
VCK giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2004: Đồng Nai lên hạng trước một vòng đấu  (31/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Nhiều kỷ lục lần đầu tiên được lập  (30/08/2004)
4 năm và những chuyển động tích cực   (30/08/2004)
Athens trở thành nơi tổ chức Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử?  (29/08/2004)
Hội An - Mỹ Sơn những ngày di sản  (29/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Quyền bình đẳng phụ nữ được đề cao  (27/08/2004)
Kết thúc giải bóng đá cụm 3 huyện miền núi năm 2004: Chất lượng năm nay có nhiều tiến bộ  (27/08/2004)
Lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa  (27/08/2004)
Cúp bóng đá Hoàng đế Quang Trung 2004 sẽ khởi tranh từ 21 đến 31-10  (26/08/2004)
Bình Định nhờ HLV Tavares tìm kiếm cầu thủ  (26/08/2004)
HLV Tavares: Bình Định là nơi có những thủ môn giỏi  (26/08/2004)