Khảo sát, bảo tồn nhà ở dân gian truyền thống ở Bình Định
15:21', 3/9/ 2004 (GMT+7)

Theo số liệu thống kê đến nay, toàn tỉnh có 231 di tích thuộc các loại hình: di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh, trong đó có 32 di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng, 30 di tích được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng.

Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, Bình Định chưa có điều kiện khảo sát, thống kê được số lượng nhà ở dân gian truyền thống, đặc biệt là nhà lá mái, một loại hình kiến trúc nhà ở độc đáo của tỉnh, để có kế hoạch và định hướng bảo tồn, phát huy tác dụng phục vụ cho công tác tham quan du lịch trong tương lai. Tháng 7-2004, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa - Nhật Bản triển khai đề tài khoa học "Nghiên cứu - bảo tồn các kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống". Việc triển khai đề tài này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của một loại hình di sản văn hóa còn ít được quan tâm và có nguy cơ hủy hoại do quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao.

Mô hình nhà lá mái Bình Định

Cả nước có hơn 4.000 ngôi nhà do Cục Di sản văn hóa và một số viện nghiên cứu - trường đại học trong nước phối hợp với Nhật Bản - Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa điều tra khảo sát. Trong số này, tỉnh Bình Định được chọn điều tra khảo sát, lập các biểu mẫu về các chỉ số kiến trúc, chụp ảnh, đo vẽ không gian liên quan là 350 ngôi nhà tiêu biểu về các loại hình nhà ở dân gian của người dân Bình Định trong tất cả 11 huyện, thành phố - đặc biệt là nhà lá mái (kinh phí điều tra khảo sát do phía Nhật Bản tài trợ).

Tháng 7-2004, Bảo tàng Tổng hợp đã phối hợp với cán bộ giảng viên Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị được Cục Di sản văn hóa và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa mời hợp tác, chịu trách nhiệm chuyên môn để tiến hành nghiên cứu khảo sát và làm hồ sơ của phía Việt Nam. Việc điều tra, đo vẽ, chụp ảnh, khảo sát lấy các số liệu kiến trúc 350 ngôi nhà ở Bình Định đã hoàn thành. Hiện nay, sau khi được Cục Di sản văn hóa Việt Nam và phía Nhật Bản nghiên cứu chọn lựa trong số 350 ngôi nhà để tiến hành vẽ chi tiết về kiến trúc 35 nhà, Bảo tàng Tổng hợp và Trường Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai đồng bộ ở các địa phương có nhà được chọn là Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ. Theo tinh thần thỏa thuận giữa Cục Di sản văn hóa Việt Nam và phía Nhật Bản, sau khi hoàn thành đo vẽ các chi tiết kiến trúc của 35 ngôi nhà được chọn, các chuyên gia Nhật Bản sẽ vào Bình Định cùng các nhà chuyên môn đi khảo sát thực tế chọn từ 1 đến 2 ngôi nhà để trùng tu, tôn tạo lại như xưa nhằm phục vụ công tác và tham quan du lịch.

. Hữu Thọ

(Bảo tàng Tổng hợp Bình Định)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Võ đường Đỗ Văn Tuấn: Nơi ươm mầm những "tay đấm" cừ khôi   (03/09/2004)
Phan Thị Diệu Hằng: Cô gái đa tài   (02/09/2004)
Thể thao Việt Nam không vượt nổi mình!   (01/09/2004)
Kết thúc VCK giải bóng đá hạng Nhì năm 2004: Khánh Hòa vô địch   (01/09/2004)
Ánh sáng từ 700 cổ vật Đông Sơn  (31/08/2004)
Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần thứ VI: Cơ hội lưu truyền văn hóa 3 dân tộc  (31/08/2004)
VCK giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2004: Đồng Nai lên hạng trước một vòng đấu  (31/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Nhiều kỷ lục lần đầu tiên được lập  (30/08/2004)
4 năm và những chuyển động tích cực   (30/08/2004)
Athens trở thành nơi tổ chức Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử?  (29/08/2004)
Hội An - Mỹ Sơn những ngày di sản  (29/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Quyền bình đẳng phụ nữ được đề cao  (27/08/2004)
Kết thúc giải bóng đá cụm 3 huyện miền núi năm 2004: Chất lượng năm nay có nhiều tiến bộ  (27/08/2004)
Lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa  (27/08/2004)
Cúp bóng đá Hoàng đế Quang Trung 2004 sẽ khởi tranh từ 21 đến 31-10  (26/08/2004)