Thế vận hội dành cho người khuyết tật
15:27', 5/9/ 2004 (GMT+7)

Sau khi Olympic Athens 2004 kết thúc, Thế vận hội dành cho người khuyết tật sẽ diễn ra cũng tại Athens, Hy Lạp. Bạn có biết gì về đại hội thể thao đặc biệt này?

Các vận động viên môn bóng rổ tại Paralympic Atlanta 1996

Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1948 tại Stoke Mandeville, Anh. Trong ngày khai mạc Thế vận hội Luân Đôn năm 1948, Đại hội thể thao Stoke Mandeville đã được "khai sinh" và trận đấu đầu tiên dành cho các vận động viên (VĐV) xe lăn đã được tổ chức.

Tuy nhiên, mãi đến năm 1960, mô hình Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) mới lần đầu tiên được tổ chức tại Rome, ngay sau khi Thế vận hội kết thúc. Tại Paralympic đầu tiên, 400 VĐV khuyết tật đến từ 23 quốc gia thi đấu trong 8 môn thể thao mà 6 trong số đó vẫn nằm trong chương trình thi đấu Paralympic cho đến nay, bao gồm: bắn cung, bơi lội, đấu kiếm, bóng rổ, bóng bàn và điền kinh.

Kể từ đó, Paralympic được tổ chức mỗi bốn năm một lần và trùng với năm tổ chức Olympic. Những nhóm khuyết tật khác cũng bắt đầu tham gia tại Toronto vào năm 1976 và hình thành ý tưởng về việc sáp nhập các nhóm VĐV khuyết tật khác nhau nhằm thành lập một đội hình thi đấu quốc tế. Cũng trong năm này, Paralympic mùa đông cũng được tiến hành lần đầu tiên tại Thuỵ Điển.

Năm 1988, Paralympic tại Seoul (Hàn Quốc) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn khi cả hai Olympic và Paralympic đều được diễn ra tại cùng một địa điểm. Kể từ đó, Paralympic luôn được tổ chức cùng nơi đăng cai Olympic.

Kể từ năm 1960 đến nay đã có 11 kỳ Paralympic mùa hè và 8 kỳ Paralympic mùa đông. Paralympic mùa hè lần thứ 11 được tổ chức rất thành công tại Sydney 2000 và Paralympic mùa đông lần thứ 8 được tổ chức vào tháng 3-2002 tại Salt Lake City, Mỹ.

Các môn thể thao Paralympic ở Hy Lạp bắt đầu phát triển từ những năm 70 và VĐV khuyết tật người Hy Lạp tham gia Paralympic vào năm 1976.

. M.T (Theo Athens2004)

 

Các kỳ Paralympic

Lần tổ chức

Năm diễn ra

Nơi đăng cai

Số vận động viên

1

1960

Rome, Italia

400 (23 nước)

2

1964

Tokyo, Nhật Bản

390 (22 nước)

3

1968

Tel Aviv, Israel

750 (29 nước)

4

1972

Heidelberg, Đức

1000 (44 nước)

5

1976

Toronto, Canada

1600 (42 nước)

6

1980

Arnhem, Hà Lan

2500 (42 nước)

7

1984

Stoke Mandeville, Anh và New York, Mỹ

4080 (42 nước)

8

1988

Seoul, Hàn Quốc

3053 (61 nước)

9

1992

Barcelona, Tây Ban Nha

3020 (82 nước)

10

1996

Atlanta, Mỹ

3195 (103 nước)

11

2000

Sydney, Úc

3843 (123 nước)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thú chơi bài chòi   (05/09/2004)
Trung Quốc mong muốn tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh tốt hơn Athens   (03/09/2004)
Khảo sát, bảo tồn nhà ở dân gian truyền thống ở Bình Định   (03/09/2004)
Võ đường Đỗ Văn Tuấn: Nơi ươm mầm những "tay đấm" cừ khôi   (03/09/2004)
Phan Thị Diệu Hằng: Cô gái đa tài   (02/09/2004)
Thể thao Việt Nam không vượt nổi mình!   (01/09/2004)
Kết thúc VCK giải bóng đá hạng Nhì năm 2004: Khánh Hòa vô địch   (01/09/2004)
Ánh sáng từ 700 cổ vật Đông Sơn  (31/08/2004)
Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần thứ VI: Cơ hội lưu truyền văn hóa 3 dân tộc  (31/08/2004)
VCK giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2004: Đồng Nai lên hạng trước một vòng đấu  (31/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Nhiều kỷ lục lần đầu tiên được lập  (30/08/2004)
4 năm và những chuyển động tích cực   (30/08/2004)
Athens trở thành nơi tổ chức Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử?  (29/08/2004)
Hội An - Mỹ Sơn những ngày di sản  (29/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Quyền bình đẳng phụ nữ được đề cao  (27/08/2004)