Qua giải Võ cổ truyền các CLB tỉnh Bình Định năm 2004: Được và chưa được
11:20', 6/9/ 2004 (GMT+7)

Giải Võ cổ truyền (VCT) các CLB tỉnh Bình Định năm 2004 được tổ chức từ ngày 26 và kết thúc vào ngày 29-8 vừa qua. Tham gia giải có 36 CLB VCT trong toàn tỉnh với hơn 200 VĐV, thi đấu ở 2 nội dung: đối kháng và biểu diễn.

Mặc dù là giải đấu đầu tiên ở cấp tỉnh dành cho các CLB, nhưng giải đã thu hút sự tham gia đông đảo của VĐV và các CLB, điều đó cho thấy phong trào tập luyện bộ môn VCT của Bình Định vẫn được các cơ sở duy trì tốt và có xu hướng phát triển mạnh. Điển hình trong việc phát triển bộ môn này là ở các huyện như: An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn.

VĐV Trần Anh Vũ, thuộc võ đường Đỗ Văn Tuấn, An Nhơn, đạt HCV ở hạng cân 60kg

Cái được lớn nhất tại giải lần này, theo như đánh giá của BTC và các võ sư, HLV về dự giải, là chất lượng thi đấu của các VĐV đã được nâng cao rất nhiều, cả ở nội dung thi đấu đối kháng và nội dung thi đấu biểu diễn. Tiêu biểu như các VĐV:  Phạm Hoàng Tùng, Trần Quý Ba (thuộc huyện Hoài Ân, thi đấu ở nội dung đối kháng); Nguyễn Phi Phụng, Nguyễn Đức Thắng (thuộc huyện An Nhơn, thi đấu ở nội dung biểu diễn)... Phần lớn những thành tích mà các VĐV đạt được tập trung ở các CLB có sự đầu tư, chuẩn bị dài hơi cho giải. HLV Đỗ Văn Tuấn (An Nhơn), người đạt danh hiệu "HLV xuất sắc" và CLB của anh đoạt Cúp vô địch ở nội dung thi đấu đối kháng, cho biết: "Các VĐV mà tôi  chọn để tham gia giải lần này đã phải tập luyện với khối lượng bài tập tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba so với bình thường. Do võ đường của tôi chú trọng ở nội dung thi đấu đối kháng, nên tôi dành nhiều thời gian cho việc nâng cao thể lực cho VĐV. Thời gian mà tôi dành cho việc chuẩn bị để tham gia giải là hơn 3 tháng...".

Tuy nhiên, việc BTC chỉ cơ cấu có 2 Cúp vô địch dành cho 2 nội dung thi đấu đối kháng và biểu diễn là chưa hợp lý. Nên chăng BTC cần có một "Cúp toàn năng" dành cho CLB nào đạt được thành tích cao nhất ở cả 2 nội dung này. Trên thực tế, công tác huấn luyện một VĐV để thi đấu ở nội dung biểu diễn đòi hỏi công phu hơn nhiều so với việc huấn luyện một VĐV thi đấu ở nội dung đối kháng. Do điều này, rất có thể nhiều CLB sẽ chỉ huấn luyện VĐV thi đấu đối kháng mà bỏ rơi dần công tác huấn luyện cho VĐV thi đấu biểu diễn.

Công tác trọng tài cũng cần phải có những điều chỉnh. Rất nhiều võ sư, HLV tham gia giải đã khen ngợi trọng tài, võ sư Huỳnh Phi Thanh trong việc điều khiển các trận đấu, rất công bằng, chuẩn xác. Điều đó, ngoài khả năng chuyên môn tốt mà võ sư Huỳnh Phi Thanh có được, còn có lý do khác là võ sư này không có "học trò" tham gia tranh giải. Như vậy, ở các giải đấu sau, BTC có thể mời một số trọng tài ở các tỉnh bạn về tham gia điều hành, như vậy tính khách quan sẽ có điều kiện nâng cao hơn. Dù sao thì đây cũng là giải lần đầu tiên tổ chức, nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Hy vọng, những hạn chế này sẽ được khắc phục ở những giải đấu sau.

. Công Tâm

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thế vận hội dành cho người khuyết tật   (05/09/2004)
Thú chơi bài chòi   (05/09/2004)
Trung Quốc mong muốn tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh tốt hơn Athens   (03/09/2004)
Khảo sát, bảo tồn nhà ở dân gian truyền thống ở Bình Định   (03/09/2004)
Võ đường Đỗ Văn Tuấn: Nơi ươm mầm những "tay đấm" cừ khôi   (03/09/2004)
Phan Thị Diệu Hằng: Cô gái đa tài   (02/09/2004)
Thể thao Việt Nam không vượt nổi mình!   (01/09/2004)
Kết thúc VCK giải bóng đá hạng Nhì năm 2004: Khánh Hòa vô địch   (01/09/2004)
Ánh sáng từ 700 cổ vật Đông Sơn  (31/08/2004)
Lễ hội VH-TT huyện An Lão lần thứ VI: Cơ hội lưu truyền văn hóa 3 dân tộc  (31/08/2004)
VCK giải bóng đá hạng Nhì toàn quốc năm 2004: Đồng Nai lên hạng trước một vòng đấu  (31/08/2004)
Thế vận hội Athens 2004: Nhiều kỷ lục lần đầu tiên được lập  (30/08/2004)
4 năm và những chuyển động tích cực   (30/08/2004)
Athens trở thành nơi tổ chức Thế vận hội tốt nhất trong lịch sử?  (29/08/2004)
Hội An - Mỹ Sơn những ngày di sản  (29/08/2004)