Văn hóa làng và làng văn hóa ở An Nhơn
15:44', 16/9/ 2004 (GMT+7)

Văn hóa làng và làng văn hóa là hai khái niệm không đồng nhất về tính chất, nội dung và thời gian. Xã hội Việt Nam từ xa xưa đã hình thành theo cấu trúc: nhà - làng - nước. Gia đình bao giờ cũng vẫn là cái gốc, cái nền tảng, làng gắn với một địa dư dân cư ở cơ sở.

Hiện nay ở An Nhơn có tất cả 108 thôn, khối phố. Trong số đó chỉ có một số đơn vị mới được chia tách hoặc thành lập mới, còn lại phần lớn là có nguồn gốc từ khi dòng người ở các tỉnh phía Bắc vào khẩn hoang mở đất, lập làng cho đến nay. 22 làng nghề, các làng võ, làng hát bội… tồn tại nhiều thế kỷ đã gắn kết nhau trong từng cộng đồng.

                       Nét quê

Mỗi làng đều có cội nguồn văn hóa mang bản sắc riêng của làng mình, cái cốt lõi để đánh giá độ dày của văn hóa làng đó là ở sức sống, sức vươn lên, sức sáng tạo ra của cải vật chất cũng như sáng tạo các di sản văn hóa và mức hưởng thụ văn hóa theo đúng nghĩa đích thực của giá trị văn hóa. Và, khi văn hóa đã đi sâu vào quần chúng nhân dân thì có tác động mạnh mẽ, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nếu văn hóa làng là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán lâu đời thì gia đình trong từng cộng đồng dân cư là nơi  bảo lưu các giá trị ấy một cách vững chắc nhất. Ý thức gia tộc, tổ tông, dòng họ đã gắn chặt mỗi thành viên có chung huyết thống. Rõ ràng mỗi gia đình, họ tộc sinh sống trong làng là một tiềm ẩn sức mạnh nội sinh của văn hóa làng. Có ai đi xa mà không nhớ đến quê hương, nhớ quê là nhớ làng, nhớ nơi mình cất tiếng khóc chào đời và nhớ những kỷ niệm một thời sống ở làng quê, trong kháng chiến ở vùng giải phóng bom đạn ác liệt đến mức tưởng như không còn sự sống mà nhiều bà mẹ vẫn đào hầm bám trụ. Sự gắn kết chặt chẽ của mỗi người trong làng đến như thế.

Chính vì vậy nên văn hóa làng, yếu tố truyền thống có nhiều thuận lợi để tiếp tục phát huy tiềm năng vốn có, phấn đấu hoàn thành và vượt mức các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người trong làng ngày càng tốt hơn, ai cũng chấp hành luật pháp của Nhà nước và Quy ước của làng, giữ gìn sự bình yên trong cộng đồng dân cư… thì chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. Chẳng hạn như làng văn hóa Trung Định - xã Nhơn An đã phát huy tốt yếu tố truyền thống tốt đẹp của các dòng tộc lâu đời, nổi lên là họ Lê và họ Nguyễn đã sưu tầm gia phả, xây dựng từ đường, vào những ngày giỗ chạp, hiệp tế, con cháu về để thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, thăm hỏi động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Các thế hệ trong dòng tộc nối tiếp nhau "tre già măng mọc",  nhà nào cũng vui khi "con hơn cha là nhà có phúc". Họ còn có quy ước xây dựng và sử dụng Quỹ khuyến học của dòng tộc để tiếp tục nối tiếp truyền thống hiếu học của tộc họ. Hay làng văn hóa Nghiễm Hòa - xã Nhơn Hòa nhiều năm nhờ xây dựng nền nếp tôn ti trật tự, thực hiện Quy ước tự quản mà trong làng không bao giờ có gây rối, mất cắp… Làng văn hóa Tây Phương Danh - thị trấn Đập Đá đã không ngừng phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân cư làng rèn tồn tại hơn 3 thế kỷ nay. Làng văn hóa Thắng Công - An Thái của xã Nhơn Phúc tồn tại và phát triển từ mấy thế kỷ nay nhờ sức mạnh cộng đồng của làng nghề, làng võ…

Ngược lại có một số làng mới được thành lập, chưa có sợi dây ràng buộc về quan hệ huyết thống họ hàng, không có nền tảng văn hóa làng truyền thống nhưng cộng đồng dân cư nơi đó đã biết khơi gợi phát huy truyền thống tốt đẹp khi tụ cư và phấn đấu đạt các tiêu chuẩn làng văn hóa như ở Tân Lập - xã Nhơn Lộc, một thôn mới ra đời chưa được 18 năm nay như chính cái tên của nó mà được UBND tỉnh công nhận Làng văn hóa cấp tỉnh đầu tiên của huyện An Nhơn.

Đến nay, toàn huyện An Nhơn có 27 làng, khối phố văn hóa, có nơi đã duy trì giữ vững danh hiệu mấy năm nay, có nơi mới được công nhận năm 2003 và nhiều nơi đang đăng ký tiếp. Tất cả đều thể hiện rõ sự hòa quyện giữa yếu tố truyền thống đến yếu tố hiện đại. Đó là tạo dần nên những yếu tố bền vững để phát triển.   

. Trần Duy Đức

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ông Arjhan làm HLV trưởng đội Hoa Lâm Bình Định   (16/09/2004)
Phải xây dựng "nền móng" bóng đá vững chắc  (15/09/2004)
Kết thúc vòng loại Giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên: U21 Bình Định sớm chia tay   (15/09/2004)
Tìm thấy kiến trúc văn hóa thời Tây Sơn  (14/09/2004)
18 VĐV Bình Định được phong cấp kiện tướng quốc gia  (13/09/2004)
Cầu thủ hạng hai được gọi vào đội tuyển: Kế sách hay thử việc?  (13/09/2004)
Hát H'ri của dân tộc Chăm  (12/09/2004)
Hội An: Các giá trị phố cổ được tôn vinh   (10/09/2004)
Kết thúc Giải vô địch cờ vua trẻ truyền thống Đông Nam Á 2004: Việt Nam đoạt 15 HCV   (10/09/2004)
Chúng ta thua vì mất tập trung và lỗi cá nhân   (09/09/2004)
Khai quật Cung điện của Vương triều Thái Đức Nguyễn Nhạc   (09/09/2004)
Tại giải cờ vua trẻ Đông Nam Á 2004: Hy vọng một thành tích cho các kỳ thủ Bình Định   (08/09/2004)
Giải bóng đá U.20 Đông Nam Á 2004: Thái Lan vô địch, Việt Nam hạng nhì  (07/09/2004)
Sân khấu truyền thống: Cần được "tiếp thị"   (07/09/2004)
HLV Dương Ngọc Hùng được gọi vào đội tuyển lão tướng Việt Nam  (06/09/2004)