Các dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Bình Định
10:28', 21/9/ 2004 (GMT+7)

Từ năm 1999 đến nay, Bình Định đã triển khai 7 dự án văn hóa phi vật thể. Mỗi dự án có bốn sản phẩm chính: Báo cáo khoa học; chương trình phim tư liệu; tập ảnh khảo tả và chương trình ghi âm. Sản phẩm của 7 dự án đã được gửi về Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật (nay là Viện Văn hóa Thông tin) để nạp vào Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể ở Trung ương.

Các dự án đã được thực hiện ở Bình Định là:

- Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh. Lễ cầu mưa là cầu nguyện ông trời cho mưa, thần linh trợ giúp, tổ tiên phù hộ. Diễn trình lễ được tổ chức riêng từng gia đình ở trên rẫy của họ. Gặp những năm hạn hán, lễ được tổ chức quy mô lớn, có thể gồm nhiều gia đình hoặc cả làng cùng tổ chức. Lễ chung cho cả làng cũng được tổ chức trên rẫy, già làng sẽ chọn một địa điểm thích hợp ở khu canh tác của làng và lễ còn được diễn ra tại trung tâm nơi cư trú của làng (nhà rông) sau khi lễ tổ chức trên rẫy kết thúc. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 3-1999.

Lễ hội làng rèn Phương Danh (Đập Đá, An Nhơn)

- Tục ăn mừng lúa mới của người Ba na huyện Hoài Ân. Dự án được thực hiện ở làng Kon Trú, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân. Nghi thức ăn mừng lúa mới trở thành nét văn hóa đặc sắc gắn liền với phong tục ứng xử nông nghiệp làm lúa rẫy, là nhu cầu tâm linh, mong sao mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày lễ đã trở thành dịp giao lưu, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng; điệu xoang, âm vang cồng chiêng luôn luôn thúc giục họ cùng vui say tận hưởng hương vị đầu mùa của những hạt cốm mới. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 10-2000.

- Đám cưới người H'rê. Việc cưới truyền thống của người H'rê được diễn ra theo trình tự ba bước. Bước thứ nhất là bước khởi đầu đặt mối quan hệ sui gia giữa hai nhà. Bước thứ hai là nghi lễ "lên nhà", có quan niệm cho rằng ở bước này như là lễ dạm hỏi của người Việt. Thời điểm này, hai gia đình chính thức thông báo với làng, với họ tộc về mối quan hệ sui gia đồng thời cùng bàn chuyện tổ chức đám cưới chính thức cho đôi trai gái. Bước thứ ba là "tổ chức ăn uống vợ chồng", trong đó có nghi thức trao nắm cơm và sợi chỉ. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 11-2000.

- Sinh hoạt âm nhạc dân gian H'rê. Đây là một đề tài khá đa dạng và phong phú, nó phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người H'rê, nghệ thuật biểu diễn dân gian thông qua những làn điệu dân ca, dân nhạc truyền thống của họ. Dự án giới hạn ở ranh giới sưu tầm, biên soạn, ghi hình một số làn điệu dân ca H're, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật kết hợp với các loại nhạc khí và hoạt động của nó trong đời sống thường ngày. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 10-2001.

- Lễ đổ đầu của người Chăm H'roi, được tổ chức vào những ngày cuối năm âm lịch (từ ngày 25 đến ngày cuối cùng của tháng chạp), vào thời điểm chuyển mùa và có ý nghĩa trước hết đối với công việc canh tác nông nghiệp qua một năm lao động sản xuất. Lễ thức hàm ý nghĩa cầu an, chúc phúc cho mọi thành viên trong gia đình. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 12-2001.

- Lễ ăn trâu tạ ơn của người Ba na. Nghi thức cầu khấn để tạ ơn thần linh khi có người thân trong gia đình bị đau ốm được sống lại; khi gặp hoạn nạn được tai qua nạn khỏi hoặc cầu mong cho dân làng khỏe mạnh; mùa màng bội thu; hoặc mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng... Lễ hội ăn trâu tạ ơn có thể là của một gia đình đứng ra xin phép làng để tổ chức và cũng có thể cả làng cùng góp tiền của, đồng thời theo sự phân công của già làng. Nghi thức lễ mang tính cộng đồng cao và tốn kém khá nhiều tiền của, công sức song lễ là dịp khoe sắc, khoe tài, khoe nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật điêu khắc. Thông qua diễn trình lễ, già làng khuyên bảo dân làng hãy thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau làm ra thật nhiều của cải. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 11-2002.

- Lễ hội làng rèn ở Đập Đá. Lễ diễn ra vào ngày 12-2 âm lịch hằng năm, một loại hình lễ hội truyền thống, chuyển tải nhiều nét văn hóa đặc trưng của một làng nghề thủ công truyền thống được hình thành từ việc tế lễ của các chủ nhân lò rèn ở Tây Phương Danh nhằm tưởng nhớ đến vị tổ sư nghề rèn Đào Dã Tượng. Các sản phẩm của dự án được hoàn thành vào tháng 11-2003.

Trong những năm qua, một số chương trình hát bội, ca kịch bài chòi cũng đã được tổ chức ghi hình nhằm lưu trữ, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khai thác sử dụng. Các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian đã cho xuất bản một số tác phẩm về lĩnh vực văn hóa dân gian, góp phần gìn giữ vốn văn hóa phi vật thể ở dạng văn tự.

Năm 2004, Bình Định triển khai dự án: Làng hát bội cổ truyền ở Phước An, Lễ bỏ mả của người Ba na và tiến hành thành lập Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể Bình Định (cơ sở lưu trữ sản phẩm của các dự án văn hóa phi vật thể đã được triển khai ở tỉnh Bình Định bằng kỹ thuật số hóa) và thông qua cổng giao tiếp của tỉnh tại địa chỉ http://www.binhdinh.gov.vn nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đạt hiệu quả nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khai thác sử dụng lâu dài vốn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh, trước hết là các di sản đang có nguy cơ bị mai một cao, di sản của các dân tộc Bana, Chăm, H'rê ở Bình Định, di sản do các nghệ nhân cao tuổi nắm giữ.

Từ năm 2005 đến 2010, Bình Định sẽ tiến hành điều tra, thống kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương, chọn triển khai từng năm một số dự án.

. Nguyễn Văn Ngọc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
AGRIBANK Cup: Thêm một liều thuốc cho đội tuyển Việt Nam   (20/09/2004)
Hai gương mặt VĐV xuất sắc của võ đường Nguyễn Đức Thắng  (19/09/2004)
Hoa Lâm Bình Định thay "tướng"  (19/09/2004)
Văn hóa làng và làng văn hóa ở An Nhơn   (16/09/2004)
Ông Arjhan làm HLV trưởng đội Hoa Lâm Bình Định   (16/09/2004)
Phải xây dựng "nền móng" bóng đá vững chắc  (15/09/2004)
Kết thúc vòng loại Giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên: U21 Bình Định sớm chia tay   (15/09/2004)
Tìm thấy kiến trúc văn hóa thời Tây Sơn  (14/09/2004)
18 VĐV Bình Định được phong cấp kiện tướng quốc gia  (13/09/2004)
Cầu thủ hạng hai được gọi vào đội tuyển: Kế sách hay thử việc?  (13/09/2004)
Hát H'ri của dân tộc Chăm  (12/09/2004)
Hội An: Các giá trị phố cổ được tôn vinh   (10/09/2004)
Kết thúc Giải vô địch cờ vua trẻ truyền thống Đông Nam Á 2004: Việt Nam đoạt 15 HCV   (10/09/2004)
Chúng ta thua vì mất tập trung và lỗi cá nhân   (09/09/2004)
Khai quật Cung điện của Vương triều Thái Đức Nguyễn Nhạc   (09/09/2004)