Sôi nổi bóng đá phong trào TP Quy Nhơn
15:46', 27/9/ 2004 (GMT+7)

Bóng đá là môn thể thao được người dân Quy Nhơn rất yêu thích. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi trái bóng tròn luôn hiện diện khắp nơi trên thành phố. Từ các sân bóng có quản lý như: sân Trinh Sát, sân Trường Công nhân kỹ thuật, sân Trường Bắn (còn gọi là sân Xê Pháo)… đến các khoảng đất gần công viên thiếu nhi, bãi biển… thậm chí, các vỉa hè và các con đường ít người lưu thông cũng được các "cầu thủ chân đất" trưng dụng một cách triệt để.

Những khoảng đất trống như thế này luôn thu hút các thanh niên đến chơi bóng

Bên cạnh những đội bóng mang tính tự phát (cầu thủ ra sân không biết trước đồng đội của mình là ai), một cầu thủ có thể thi đấu ở nhiều vị trí và nhiều đội khác nhau, gần đây, đã xuất hiện các đội bóng "chuyên nghiệp" hơn do các doanh nghiệp nhỏ đầu tư, mức tài trợ đôi khi chỉ là một bộ áo thi đấu trị giá khoảng vài trăm nghìn. Những đội bóng này có người đứng ra làm nhiệm vụ liên hệ sân tập, tìm đối thủ thi đấu, cọ xát. Để duy trì đội bóng, mỗi thành viên tự nguyện góp tiền để thuê sân tập, mua nước uống. Có thể kể ra đây một số đội đi tiên phong trong công cuộc "xã hội hóa" bóng đá phong trào ở TP Quy Nhơn như: Café 360 (nơi có sự góp mặt của Công Long - tiền đạo xuất sắc một thời của đội tuyển Bình Định), xe Ngọc Minh… và gần đây nhất là đội tiệm vàng Mỹ Long do Vinh "Zidane" thành lập. Mặc dù những người đứng đầu các đội bóng này không có những tham vọng to lớn để trở thành những Khách sạn Khải Hoàn, GĐT-LA hay HAGL, nhưng có thể nói việc làm của họ có tác động rất tích cực lên phong trào bóng đá của thành phố. Cùng với sự xuất hiện của các đội bóng này, chất lượng của những đội bóng ở các cơ quan, doanh nghiệp cũng được nâng lên rõ rệt qua từng giải đấu. Bóng đá được xem như môn thi đấu không thể thiếu trong các giải hội thao liên ngành, liên cơ quan.

Ông Hà Văn Hùng, Phụ trách bộ phận TDTT thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao Quy Nhơn, cho biết: "Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là có được một sân bóng đá, lúc đó mới tính đến chuyện tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn cho các CLB, tổ chức các giải ở nhiều lứa tuổi, tiến tới xây dựng các lớp năng khiếu phong trào. Nhân lực và kinh phí thì chúng ta không thiếu, nhưng điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn khiến chúng tôi không thể chủ động thực hiện những ý tưởng của mình".

Có thể nói, bóng đá phong trào ở thành phố Quy Nhơn có những bước tiến như thời gian qua là tín hiệu vui cho bóng đá tỉnh nhà. Với sự phát triển về nhiều mặt như hiện nay, nếu nhận được sự quan tâm đúng mức, trong một tương lai không xa, đội tuyển bóng đá Bình Định sẽ có sự góp mặt nhiều hơn nữa những cầu thủ chất lượng, trưởng thành từ bóng đá phong trào.

. Lê Cường

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vì đâu một "thủ môn quốc gia" trở thành thợ hớt tóc?   (27/09/2004)
Trận chung kết VN - Porto B lúc 19h50 ngày 26-9: Kỳ phùng địch thủ  (26/09/2004)
Trước lượt trận thứ 2 AGRIBANK Cup: Đội tuyển Việt Nam nhọc nhằn vượt dốc   (24/09/2004)
Agribank Cup 2004: Việt Nam thắng Thái Lan 2-1   (24/09/2004)
Hoa Lâm Bình Định với mục tiêu kéo khán giả đến sân   (22/09/2004)
Các dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Bình Định   (21/09/2004)
AGRIBANK Cup: Thêm một liều thuốc cho đội tuyển Việt Nam   (20/09/2004)
Hai gương mặt VĐV xuất sắc của võ đường Nguyễn Đức Thắng  (19/09/2004)
Hoa Lâm Bình Định thay "tướng"  (19/09/2004)
Văn hóa làng và làng văn hóa ở An Nhơn   (16/09/2004)
Ông Arjhan làm HLV trưởng đội Hoa Lâm Bình Định   (16/09/2004)
Phải xây dựng "nền móng" bóng đá vững chắc  (15/09/2004)
Kết thúc vòng loại Giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên: U21 Bình Định sớm chia tay   (15/09/2004)
Tìm thấy kiến trúc văn hóa thời Tây Sơn  (14/09/2004)
18 VĐV Bình Định được phong cấp kiện tướng quốc gia  (13/09/2004)