Khu di tích Tử cấm thành: Điểm nhấn trên con đường di sản miền Trung
16:9', 6/1/ 2005 (GMT+7)

Việc khai quật Tử Cấm Thành của thành Hoàng Đế (An Nhơn) hồi năm ngoái đã gây sự chú ý trong cả nước. Dấu tích đầu tiên của một vương triều đã từng in một mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc - vương triều Thái Đức Nguyễn Nhạc - đã xuất lộ. Thêm một chứng cứ cho niềm tự hào của người dân Bình Định và hơn thế, trong tương lai khu di tích này là một điểm nhấn quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Toàn cảnh khu nội thành Hoàng Đề - An Nhơn

Bởi nhiều lý do khách quan, nhiều năm qua, chúng ta chỉ mới tập trung đến triều đại Quang Trung mà chưa cất công tìm hiểu, nghiên cứu di tích liên quan đến triều đại Thái Đức. Trong khi những sự kiện được lưu danh sử sách của triều đại này hầu như không còn dấu tích gì đáng kể, thì thành Hoàng Đế, kinh đô của một vương triều tồn tại từ 1776-1801 (25 năm), trên thực tế vẫn còn hiện hữu trước mắt chúng ta. "Đó là một sự mắc nợ với lịch sử, với tiền nhân" - Giám đốc Sở VHTT Văn Trọng Hùng từng tâm sự như vậy. Và từ năm 2004 chúng ta đã bắt đầu cho một cuộc trả nợ bằng việc nghiên cứu về kinh đô của vương triều Thái Đức - Nguyễn Nhạc một cách khoa học.

Mục tiêu của ngành văn hóa đề ra trong lần khai quật này mới mang tính chất khởi động. Trước hết là kiểm tra lại nguồn thư tịch ghi chép về kinh đô này, dấu tích còn lại của kinh đô là gì. Điều đó đã đặt ra cho giới khảo cổ học một bài toán chứa nhiều ẩn số vì đây là những dữ liệu quan trọng giúp cho việc mở hố khai quật được chính xác. Vị trí khai quật theo sử sách ghi lại là Hậu Tẩm (nơi vua ngủ, nghỉ). Khi đào cách mặt đất 20-30 cm, dấu vết kiến trúc đã dần được xuất lộ gần như nguyên vẹn. Kiến trúc là một chiếc hồ hình bán nguyệt được cách điệu, cũng có người đặt là mi hồ bởi nó giống hình mi mắt. Kích thước: chiều dài 17m, chiều rộng 10m, sâu 1,6m. Tường hồ xây bằng đá ong, trát vữa vôi và tô láng, quanh vách người ta điểm xuyết các ụ san hô, đá để tăng thêm vẻ thẩm mỹ.

Về hiện vật thu được trên 2.000 hiện vật với nhiều chất liệu, bao gồm vật liệu xây dựng, kiến trúc (gạch, ngói ); đồ ngự dụng (đồ gốm sứ Trung Hoa, Việt, Chăm và đồ sành) và vũ khí (đạn đá, đạn chì, giáo, kiếm…).

Mới đây, Bộ VHTT đã có văn bản đồng ý cho lập dự án thiết kế phục hồi di tích quan trọng này. Như vậy, về tính khả thi về một khu di tích Tử Cấm Thành thành Hoàng Đế đang mở ra nhiều triển vọng.

Trong năm 2005 chuyên đề phục hồi tôn tạo di tích thành Hoàng Đế sẽ được khởi động, mở đầu sẽ là cuộc hội thảo mang tính toàn quốc do Hội Sử học Việt Nam, Sở VHTT đồng tổ chức. Việc khai quật khảo cổ học tại khu vực Tử Cấm Thành vẫn được duy trì và được đầu tư với nguồn kinh phí lớn đồng thời với việc tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho toàn khu di tích.

Tất cả còn đang ở phía trước, nhưng tin rằng một ngày không xa hình dáng kinh đô vương triều Thái Đức - Nguyễn Nhạc sẽ sớm trở thành điểm nhấn quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

. TS. Đinh Bá Hòa

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vorawood đã ghi bàn  (06/01/2005)
HLV trưởng CLB Hoa Lâm Bình Định Arjharn: "Tôi đã có 25 cầu thủ ưng ý nhất"  (05/01/2005)
Bán kết Tiger Cup: Đè bẹp chủ nhà Malaysia 4-1, Indonesia vào chung kết  (04/01/2005)
Manit: "Tôi đã bắt đầu thích Hoa Lâm Bình Định"  (04/01/2005)
Hoa Lâm Bình Định qua giải bóng đá tập huấn An Giang: Đội hình đã ổn định   (03/01/2005)
Trận bán kết thứ 2 (lượt về) Tiger cup 2004: Sẽ là trận hay nhất giải?   (03/01/2005)
Hoa Lâm Bình Định đoạt chức vô địch  (03/01/2005)
Hoa Lâm - Bình Định: Ngựa ô phi nước đại   (02/01/2005)
Theo dấu văn hóa dân gian đất Kinh xưa (*)  (31/12/2004)
Tám đề án nhằm phát triển văn hóa thông tin  (30/12/2004)
Singapore đặt vé cho trận chung kết  (30/12/2004)
Trường Sơn - VĐV tiêu biểu nhất Việt Nam 2004  (29/12/2004)
Trận bán kết thứ 2 Tiger Cup 2004: Ưu thế thuộc về Myanmar   (29/12/2004)
Lương Trung Tuấn thử việc ở đội Cảng Thái Lan   (28/12/2004)
Đội hình tiêu biểu của bóng đá thế giới năm 2004  (28/12/2004)