Năm 2004 sẽ không còn trẻ em Bình Định lang thang kiếm sống tại các thành phố lớn
16:28', 11/11/ 2003 (GMT+7)

Hiện Bình Định có 164 trẻ em lang thang kiếm sống tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong đó có 102 em có gia đình đang sinh sống tại quê nhà. Sắp tới, 100 em đang lang thang kiếm sống tại TP Hồ Chí Minh sẽ được đưa về gia đình. PV Báo Bình Định đã trao đổi với ông Phan Thanh Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (DS-GĐ&TE) tỉnh về vấn đề này.

- Được biết, sắp tới Bình Định sẽ tiếp nhận 100 trẻ lang thang là người Bình Định đang kiếm sống tại TP Hồ Chí Minh về với gia đình và hòa nhập cộng đồng. Nhân thân của những trẻ ấy như thế nào, thưa ông?

+ 100 em này đều có gia đình cư trú tại Bình Định, em lớn nhất đã 18 tuổi. Trong đó có 78 em có địa chỉ. Cụ thể Hoài Nhơn có 21 em, Hoài Ân: 21, An Lão: 16, An Nhơn: 11, Phù Mỹ: 4, Quy Nhơn: 4, Tây Sơn: 1. 22 em còn lại không rõ địa chỉ cụ thể. Hầu hết đều có trình độ văn hóa thấp và bỏ học, tập trung kiếm sống ở các khu chợ, bến xe, nơi có nhiều hàng quán, các khu du lịch…Công việc chủ yếu của các em là xin ăn, bán hàng rong, bán báo, bán vé số, đánh giày… nên nguy cơ bị lợi dụng, ép buộc tham gia vào các hoạt động phạm pháp, tệ nạn xã hội rất cao.

- Để tiếp nhận số trẻ em này, chúng ta đã chuẩn bị đến đâu?

Một số chính sách cụ thể với trẻ lang thang hồi gia:

- Trẻ lang thang về với gia đình và hòa nhập cộng đồng đi học sẽ được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp. Trường hợp trẻ không thể theo học các lớp học chính quy sẽ được tiếp nhận vào các lớp học xóa mù chữ, các lớp linh hoạt. Đến tuổi lao động nếu có nhu cầu sẽ được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm.

- Trẻ lang thang về với gia đình hoặc được nhận làm con nuôi, được đỡ đầu nuôi dưỡng được hỗ trợ ban đầu với mức 150.000 đồng/em. Gia đình nhận nuôi, nhận đỡ đầu được hỗ trợ 200.000 đồng/gia đình. Gia đình trẻ lang thang thuộc hộ nghèo sẽ được xem xét cứu trợ đột xuất trong quí IV-2003 và được vay vốn sản xuất…

+ Hiện nay, chúng tôi đã thông báo số lượng trẻ lang thang của các huyện về địa phương và yêu cầu các cấp chính quyền ở đó xác nhận tình trạng nhân thân của từng em. Ủy ban DS-GĐ&TE phối hợp cùng với Sở LĐ-TB&XH và Công an tỉnh vào TP Hồ Chí Minh nhận hồ sơ, phân loại đối tượng và đưa các em về với gia đình và cộng đồng. Trong khi chờ phân loại sẽ bố trí chỗ ở tạm thời cho các em tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội. Theo tôi được biết, mặc dù Trung tâm còn khó khăn về nơi ăn, chốn ở và trang thiết bị nhưng cũng đã cố gắng thu xếp để đón các em. Tuy nhiên cũng cần phải hỗ trợ thêm nhiều.

Đối với trẻ lang thang còn gia đình hoặc người thân ruột thịt sẽ đưa về giao cho gia đình quản lý. Trẻ lang thang mồ côi không nơi nương tựa hoặc là trẻ mồ côi còn người thân thích nhưng không đủ khả năng nuôi dưỡng sẽ tìm gia đình thay thế nhận đỡ đầu nuôi dưỡng. Nếu không tìm được người nuôi dưỡng thì mới đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh. Bằng mọi biện pháp đến năm 2004 sẽ không còn tình trạng trẻ lang thang kiếm sống.

- Theo chúng tôi được biết, ở các địa phương khác việc đưa trẻ hồi gia rất khó, giống như "bắt cóc bỏ dĩa". Theo ông, để giải quyết tình trạng này cần có những biện pháp nào?

+ Gia đình hoặc người nuôi dưỡng trẻ lang thang phải cam kết với các cơ quan chức năng quản lý không để con em đi lang thang. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu, chúng tôi sẽ huy động các cộng tác viên của chúng tôi tại các địa phương thường xuyên đến thăm hỏi, giáo dục và động viên các em ở lại quê hương. Tuy nhiên để giải quyết rốt ráo được vần đề này là một chuyện khó khăn bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phải kết hợp chương trình giúp trẻ lang thang với nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như tổ chức dạy nghề, dạy chữ, trợ cấp xã hội cho trẻ lang thang. Các gia đình nghèo có trẻ lang thang cũng cần được tạo điều kiện về việc làm, vay vốn để phát triển sản xuất nâng cao mức sống gia đình, để từ đó các em có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, mọi hỗ trợ đều phải dựa trên nguyên tắc gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi gia đình, của địa phương với mục tiêu: không để con em, người địa phương đi lang thang.

. THU HÀ thực hiện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ga Diêu Trì sẽ được tăng cường tối đa để phục vụ Tết Nguyên đán và các dịp lễ   (10/11/2003)
Quỹ tín dụng nhân dân - một kênh tín dụng quan trọng phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn  (09/11/2003)
Đại Học Quy Nhơn sẽ ngày càng vươn lên xứng đáng với tầm vóc mới  (06/11/2003)
Liên hoan Du lịch Hà Nội 2003 là cơ hội để Vietravel quảng bá các tour du lịch lễ hội Tây Sơn  (03/11/2003)
"Lễ hội kỷ niệm 215 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ hoành tráng, đậm chất Bình Định"  (30/10/2003)
VCB-QN sẽ giúp khách hàng cùng ngân hàng tiếp tục phát triển trong quá trình hội nhập   (28/10/2003)
Chúng tôi sẽ cố gắng mở lại tuyến bay Quy Nhơn - Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất   (28/10/2003)
Tăng cường cán bộ cấp tỉnh, huyện, thành phố xuống chỉ đạo phong trào cấp cơ sở  (19/10/2003)
Sức ép từ thi lấy giấy phép lái xe mô tô đã giảm   (08/10/2003)
Nghĩ về bảo tồn, chấn hưng và phát triển văn hóa dân gian ở Bình Định   (06/10/2003)
Đại hội lần này sẽ tìm ra những phương thức phù hợp để công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả và chất lượng hơn...   (29/09/2003)
Triển khai dự án sân khấu học đường đang có nhiều thuận lợi  (26/09/2003)
Các phương án Tìm kiếm - Cứu nạn trên biển đang được tích cực triển khai   (25/09/2003)
Phường Quang Trung đã sẵn sàng đón tiếp bà con đến tái định cư   (24/09/2003)
Việc giữ xe tại nhà là một giải pháp mở, mang tính nhân văn   (16/09/2003)