Nhà giáo Nguyễn Phúc: Thầy có nghiêm khắc, trò mới nên người
17:14', 20/11/ 2003 (GMT+7)
Gần 40 năm theo nghề dạy học, nhà giáo Nguyễn Phúc đúc kết: Đạo thầy trò muôn đời vẫn

Nhà giáo Nguyễn Phúc.

thế, thầy lo tròn bổn phận của thầy, trò giữ tròn bổn phận của trò. Điểm giao thoa giữa hai bổn phận là tình cảm thầy trò sâu sắc, bền vững theo thời gian…

* Gần trọn cuộc đời của mình gắn bó với nghiệp dạy học. Theo thầy, đâu là buồn, vui; cái được, cái mất?

+ Tôi được nhiều chứ đâu mất gì! Dạy học từ trước giải phóng (giáo viên Trường Cường Để - Quy Nhơn), sau giải phóng tôi vẫn được tiếp tục dạy học. Bạn bè cùng thời gặp nhau vẫn thường trêu "ông là người sống dai nhất". Dạy học là niềm vui của tôi, đến lúc nào đó không còn được dạy học, tôi không biết mình sẽ làm được gì. Bởi vậy, đã đến tuổi nghỉ hưu, tôi vẫn tham gia dạy hợp đồng với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và tôi nghĩ mình sẽ phải nghỉ dạy khi không đào tạo được học sinh giỏi nữa.

* Có gì khác nhau giữa các cô cậu học trò ngày trước và hôm nay trong tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử đối với thầy?

+ Đối với tôi, học trò thời nào vẫn vậy. Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến chuyện học sinh hư, vô lễ với thầy cô và đổ lỗi cho mối quan hệ "nhà trường- gia đình-xã hội" còn lỏng lẻo. Nhưng theo tôi, đổ lỗi cho xã hội thì hơi xa. Cụ thể nhất ở đây là phụ huynh thiếu quan tâm, còn thầy cô thì không làm tròn bổn phận. Để có một học sinh chăm học, lễ phép, người thầy không chỉ lên lớp vài tiết dạy rồi phó mặc cho các em. Phụ huynh cũng không chỉ "khoán" con cho thầy giáo mà thiếu sự đôn đốc kiểm tra.

* Thầy vừa nhắc đến hai chữ "bổn phận". Vậy thì đâu là bổn phận của học sinh và đâu là bổn phận của một người thầy?

Thầy giáo Nguyễn Phúc sinh ngày 14-6-1942, tại Thừa Thiên - Huế. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1965 và chính thức dạy học từ tháng 9-1965. Hiện nay đang giảng dạy môn Vật lý tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

- Năm học 1984-1985 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

- Từ 1984-2000: Dạy ở Trường Quốc Học Quy Nhơn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, năm học 1996-1997, có em Nguyễn Thanh Tâm đạt giải nhì quốc gia môn Vật lý và được dự thi chọn đội tuyển quốc tế.

 

+ Học sinh ngày xưa đàng hoàng hơn vì "sợ" thầy cô giáo. Tôi còn nhớ thời đi học đã không dám ngước nhìn mặt giám thị trong phòng thi..., thế nên không có chuyện dựa dẫm vào bạn bè mà tự lực làm bài. Bây giờ, chúng ta chạy theo hình thức nhiều hơn nên mối quan hệ giữa giám thị và thí sinh cũng lỏng lẻo, dễ dãi hơn. Tôi đã từng làm giám thị coi thi nhiều năm, với đối tượng học sinh các trường thường, coi thi rất khổ vì các em có nhiều hành vi chưa đúng. Nhưng với học sinh trường chuyên thì có khác, vì xác định được động cơ học đúng đắn nên các em luôn muốn tự lực cánh sinh, không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nói về bổn phận thì rất rộng, nhưng cụ thể là khi kiểm tra, coi thi tôi rất nghiêm. Không bao giờ chịu ngồi một chỗ mà luôn đi dạo vòng quanh và học sinh cũng vì thế mà yên tâm làm bài, không còn tâm lý chờ đợi, hy vọng vào sự trợ giúp nào khác.

* Học sinh muốn "ngoan" phải "sợ" thầy. Như vậy có làm mất đi tính độc lập, tự chủ, tinh thần sáng tạo của các em?

+ Theo tôi, nếu học sinh làm đúng bổn phận thì sẽ không phải sợ thầy. Ngược lại, người thầy làm đúng lương tâm, chức nghiệp thì sẽ không có gì phải "ngại" học sinh. Nhớ lại ngày trước, chúng tôi được học nhiều thầy "dữ" lắm, nhưng thầy cô có nghiêm khắc thì học trò mới nên người. Còn như chuyện thầy cô "dữ" vì có biện pháp giáo dục không đúng (như các trường hợp bắt học trò thoát y, dán băng keo vào miệng… mà báo chí đã nêu) thì thật đáng lên án.

* Nhìn rộng ra ngoài trường chuyên, thầy có nhận xét gì về chất lượng giáo dục hiện nay và ngày nay học sinh phải đi học kèm, học thêm rất nhiều nhưng vẫn không  giỏi hơn các thế hệ đàn anh?

+ Học sinh bây giờ có kiến thức, hiểu biết nhiều hơn các thế hệ đàn anh do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin… Nhưng học sinh thời nay học "dở" hơn các thế hệ đàn anh vì còn thiếu một phương pháp học. Hồi còn dạy ở Trường Quốc học, tôi được giao phụ trách những lớp chọn, thường rất đông học sinh. Vậy mà có năm,  58/58 học sinh của lớp đều đỗ đại học. Có được kết quả đó nhờ lực học ở cấp 2 của các em vững. Lên cấp 3, các em tiếp tục xác định động cơ học tập tốt nên phấn đấu tốt. Ngược lại, có những học sinh tuy đậu tốt nghiệp cấp 2 nhưng vẫn bị hổng kiến thức, khi học lên cấp 3 chương trình cao hơn thì khó theo kịp. Do đó cần phải học thêm. Nhưng học thêm như thế nào cho có ích? Tôi cho rằng, có hai dạng cần phải học thêm. Một là, học thêm để nắm kiến thức vững vàng hơn. Đối với đối tượng này, chỉ nên học thêm vừa phải. Cần phải dành nhiều thời gian cho việc tự học. Đối tượng thứ hai, cần học thêm nâng cao, mở rộng kiến thức để thi đại học. Dạng này, theo tôi cũng không cần phải học thêm quá nhiều. Hiện nay, nhiều nhà trường mở ra hình thức dạy và học phụ đạo và "phụ đạo" quanh năm, không phân loại đối tượng. Việc tổ chức dạy thêm như thế chỉ mang tính chất thương mại, học sinh phải đi học thêm rất nhiều, nhưng vẫn không khá lên được. Tôi muốn nhắc lại, học sinh muốn học giỏi phải biết tự học và học có phương pháp. Người thầy làm tròn bổn phận là người thầy biết hướng dẫn phương pháp, chỉ được cuốn sách nào cần phải đọc cho các em…, nếu người thầy làm được như thế thì xã hội cũng sẽ bớt kêu ca về nạn dạy thêm học thêm tràn lan, mà hệ quả tiêu cực của nó đang làm băng hoại mối quan hệ thầy trò.

* Vậy tình cảm thầy trò, sự tôn sư trọng đạo phải bắt đầu từ sự tận tâm của một người thầy ?

+ Thầy giáo phải biết "nghiêm khắc trong sự thương yêu" thì học sinh sẽ học tập có hiệu quả. Giảng dạy ở lớp chuyên Lý, mỗi tuần tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra. Thấy tôi thường xuyên đi photo đề kiểm tra, chị chủ máy "photo" thắc mắc "sao thầy bắt học sinh kiểm tra nhiều thế?". Có kiểm tra nhiều, học sinh mới lo học. Thông qua bài kiểm tra, thầy giáo mới có thể nắm được học trò của mình còn "hổng" chỗ nào mà nhanh chóng bổ sung kiến thức và phương pháp. Kinh nghiệm của tôi, học sinh muốn giỏi trước tiên phải nắm vững kiến thức và giải bài tập trong sách giáo khoa, sau đó mới học nâng cao. Một việc tưởng như rất nhỏ nhưng hiệu quả tác động lại rất lớn, sau mỗi bài kiểm tra, tôi thường tranh thủ chấm ngay và phát cho học trò vào ngày hôm sau. Tâm lý của học sinh thường rất mừng khi được biết ngay điểm của mình. Cả phụ huynh học sinh cũng vậy. Ngâm lâu bài kiểm tra cũng là làm nguội đi ý chí học để "phục thù" hay "phấn đấu"… của học sinh ở lần kiểm tra sau.

* Hiện nay điều kiện học và nghiên cứu của một nhà giáo như thế nào? Thầy có thời gian biểu của riêng mình?

+ Phần lớn giáo viên THPT của tỉnh hiện nay ít có điều kiện học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao kiến thức vì sống ở tỉnh lẻ, xa các trung tâm, các trường đại học lớn có đủ điều kiện đào tạo. Bởi vậy, phương pháp tự học và bổ sung kiến thức của chúng tôi là đọc sách. Về phần tôi, không trà, cà phê, không đi nhậu… Thời gian không đi dạy, tôi thường ở nhà đọc sách, chấm bài, chuẩn bị đề. Tôi sống giản dị, không đòi hỏi nhiều nên ưa cuộc sống thanh bình.

* Vậy sau gần 40 năm dạy học, thầy "tích lũy" được gì cho gia đình?

+ Nghề giáo được xã hội quý mến nên đi đâu cũng nhận được sự giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu mình lợi dụng sự giúp đỡ ấy thì tình cảm, sự kính trọng cũng sẽ chấm dứt. Cái được lớn nhất của tôi sau những năm tháng làm thầy là để lại "tấm gương" cho con. Hiện nay, các con tôi đã trưởng thành và đều thành đạt. Tuy nhiên, con, cháu, dâu, rể vẫn cùng nhau sống hòa thuận, vui vẻ trong một mái nhà. Không khí gia đình ấm cúng cũng là sự hỗ trợ rất lớn với tôi trong nghề nghiệp.

QUỲNH HOA - thực hiện

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tích cực chặt tỉa cành hoa sữa  (19/11/2003)
Kinh phí để tu bổ, gia cố lại hệ thống đê sông, đê biển hiện rất thiếu thốn!  (17/11/2003)
Đoạn Quốc lộ 1 Diêu Trì – Phú Tài sẽ hoàn thành vào cuối năm 2003  (14/11/2003)
Vì sao một số mô hình chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Bình Định thất bại ?  (13/11/2003)
Năm 2004 sẽ không còn trẻ em Bình Định lang thang kiếm sống tại các thành phố lớn   (11/11/2003)
Ga Diêu Trì sẽ được tăng cường tối đa để phục vụ Tết Nguyên đán và các dịp lễ   (12/11/2003)
Quỹ tín dụng nhân dân - một kênh tín dụng quan trọng phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn  (09/11/2003)
Đại Học Quy Nhơn sẽ ngày càng vươn lên xứng đáng với tầm vóc mới  (06/11/2003)
Liên hoan Du lịch Hà Nội 2003 là cơ hội để Vietravel quảng bá các tour du lịch lễ hội Tây Sơn  (03/11/2003)
"Lễ hội kỷ niệm 215 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ hoành tráng, đậm chất Bình Định"  (30/10/2003)
VCB-QN sẽ giúp khách hàng cùng ngân hàng tiếp tục phát triển trong quá trình hội nhập   (28/10/2003)
Chúng tôi sẽ cố gắng mở lại tuyến bay Quy Nhơn - Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất   (28/10/2003)
Tăng cường cán bộ cấp tỉnh, huyện, thành phố xuống chỉ đạo phong trào cấp cơ sở  (19/10/2003)
Sức ép từ thi lấy giấy phép lái xe mô tô đã giảm   (08/10/2003)
Nghĩ về bảo tồn, chấn hưng và phát triển văn hóa dân gian ở Bình Định   (06/10/2003)