Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn

Bình Định có các vùng đất ngập nước (ĐNN) khá phong phú (đầm Thị Nại, đầm Trà Ổ, đầm Cửu Lợi, đầm Đề Gi, các hồ thủy lợi, thủy điện: hồ Núi Một, hồ Vĩnh Sơn...). Thế nhưng, do khai thác vô tổ chức các vùng ĐNN đã phát ra những tín hiệu báo động, điển hình là hiện tượng mất dần các vùng rừng ngập mặn ven biển. Phóng viên Báo Bình Định đã trao đổi với ông Nguyễn Thành Phương – cán bộ phụ trách Phòng Môi trường (Sở KHCN – MT BĐ) về vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn...

- Thưa ông, là một phần quan trọng của khu vực đất ngập nước ở Bình Định, nhưng hiện nay rừng ngập mặn đã bị hủy hoại nghiêm trọng, điển hình là rừng ngập mặn ven đầm Thị Nại ?

+ ĐNN là một hệ sinh thái cực kỳ quan trọng, nhạy cảm, trong đó các vùng rừng ngập mặn giữ vị trí hàng đầu. Mặc dù chưa có những con số thống kê chính xác nhưng có thể nói ngay rằng rừng ngập mặn ở Bình Định bị hủy hoại nghiêm trọng. Ở ven đầm Thị Nại hầu như không còn dạng rừng này nữa. Việc khai thác ồ ạt diện tích đất ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi tôm, không theo quy hoạch nào đã để lại nhiều hậu quả xấu. Sự suy thoái này bắt đầu diễn ra từ nhiều năm trước, khi mà việc nuôi tôm đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Tuy nhiên chúng ta đã không ý thức hết, đánh giá đầy đủ những hệ quả tiêu cực do việc mở rộng ồ ạt diện tích nuôi trồng. Hệ quả ấy nay đã bộc lộ nhiều dấu hiệu tiêu cực : môi trường nuôi trồng kém an toàn, dịch bệnh thường xuyên, năng suất nuôi trồng thấp, môi trường sống của cư dân lân cận bị suy thoái ...

- Bình Định đã có những động thái nào để bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn chưa?

+ Rất may là chúng ta đã kịp nhận ra vấn đề và có những kế hoạch phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành có liên quan điều tra khảo sát, nghiên cứu để quy hoạch, có phương án sử dụng hợp lý rừng ngập mặn. Trước mắt dự án nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn lợi vùng Cồn Chim (ven đầm Thị Nại) đã được khởi động. Nếu việc phục hồi rừng ngập mặn ở khu vực này thành công, Cồn Chim sẽ là một vùng sinh thái có giá trị cao. Việc nuôi trồng thủy sản sẽ được tiến hành trên quan điểm kinh tế - sinh thái, rừng cũng sẽ trở thành lá phổi xanh của thành phố. Hệ sinh thái phục hồi, cân bằng cũng sẽ giảm thiểu những rủi ro trong nuôi trồng và khai thác thủy sản, tạo cảnh quan hấp dẫn.

. Bá Phùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Để thế giới tuổi thơ thêm sắc màu  (21/02/2003)
Bình Định- Hoàng Anh Gia Lai 1- 1: Pipat lập công   (21/02/2003)
Tư vấn: Một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em  (21/02/2003)
Cách chữa cháy hiệu quả nhất là phòng cháy  (20/02/2003)
Lệnh trừng phạt Iraq xiết chặt hơn  (28/02/2003)
Đóng cửa quán “cơm tù” Ông Béo ở Đà Nẵng  (28/02/2003)
ĐƯỢC VÀ MẤT   (28/02/2003)
Các KCN ở Bình Định chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung  (28/02/2003)
“Nhiều sản phẩm đồ gỗ của ngành đã kết hợp hài hòa 2 yếu tố truyền thống và hiện đại”  (28/02/2003)
Khắc phục bệnh quan liêu, bàn giấy của cán bộ cơ sở  (28/02/2003)
Hai sự kiện mới trong làng báo Bình Định   (28/02/2003)
Bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý nguồn nước  (28/02/2003)
Một số định hướng cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay  (28/02/2003)
Vì sao Bình Định chưa có những thương hiệu mạnh?   (28/02/2003)