Nỗ lực bảo vệ các di tích đền tháp Champa
17:47', 4/3/ 2003 (GMT+7)

Tất cả các công trình kiến trúc đền tháp Champa cổ còn tồn tại ở Bình Định đều đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên những công trình này đang xuống cấp rất nhanh. Phóng viên Báo Bình Định đã đối thoại với ông Văn Trọng Hùng - Giám đốc Sở VHTT về vấn đề tu chỉnh những di tích này.

- Thưa ông, hầu hết các tháp Champa ở Bình Định đều đang bị xuống cấp, việc tu chỉnh những di tích này dường như chưa xứng với tầm quan trọng của nó ?

+ Bình Định có khá nhiều di tích lịch sử văn hoá, phần lớn đều đã bị xuống cấp, đặc biệt là những di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Hầu hết các tháp Champa của Bình Định đều khó quản lý, bảo vệ, chúng nằm trong khu dân cư hoặc rất gần với khu dân cư, và thường chịu những tác động bất lợi. Có một thực tế là ngân sách Bình Định còn hạn chế, không thể triển khai cùng một lúc nhiều công trình. Chúng tôi biết nhân dân rất bức xúc trước vấn đề di tích bị xuống cấp nhưng cũng cần thấy rằng tỉnh nhà đã và đang nỗ lực hết mình. Đến nay Bình Định đã đầu tư trùng tu tháp Đôi (Quy Nhơn), tháp Bánh Ít (Tuy Phước), chống xuống cấp (đắp xi măng, dựng cột chống để tháp khỏi sập, rào dậu để tránh xâm hại...) cho một loạt tháp khác như tháp Thủ Thiện, tháp Bình Lâm, tháp Phốc Lốc… Tất cả những đền tháp Champa nói riêng và toàn bộ di tích văn hóa lịch sử của Bình Định đều có hồ sơ quản lý bảo vệ, và chúng ta sẽ làm cuốn chiếu dần, nơi nào bị xuống cấp nặng, cần được chống đỡ trước thì được đầu tư làm trước. Có một tin vui là về mặt nguyên tắc, dự án trùng tu tháp Dương Long (Tây Sơn) đã được Bộ VHTT phê duyệt.

- Mấy năm gần đây các nhà nghiên cứu lẫn các cơ quan quản lý đã nhắc nhiều đến xu hướng "lấy di tích nuôi di tích"?

+ Vấn đề này cũng đã được Bình Định nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên trong chuyện này vẫn còn phải tính toán thêm. Di tích lịch sử văn hoá là dạng công trình có những đặc thù rất cá biệt, nhạy cảm. Việc khai thác di tích vào các mục tiêu sinh lợi, cho dù là sinh lợi để nuôi di tích vẫn nên được xem xét trên nhiều phương diện. Chỉ riêng việc tu bổ, chống xuống cấp cho công trình không thôi cũng đã khá phức tạp. Công trình trùng tu không giống với những công trình xây dựng bình thường khác. Rất mừng là chất lượng trùng tu các tháp cổ Champa của Bình Định có chất lượng cao, được Bộ VHTT đánh giá tốt.

. Bá Phùng

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chủ động phòng cháy rừng trồng trong mùa khô  (03/03/2003)
Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn  (22/02/2003)
Để thế giới tuổi thơ thêm sắc màu  (21/02/2003)
Bình Định- Hoàng Anh Gia Lai 1- 1: Pipat lập công   (21/02/2003)
Tư vấn: Một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em  (21/02/2003)
Cách chữa cháy hiệu quả nhất là phòng cháy  (20/02/2003)
Lệnh trừng phạt Iraq xiết chặt hơn  (28/02/2003)
Đóng cửa quán “cơm tù” Ông Béo ở Đà Nẵng  (28/02/2003)
ĐƯỢC VÀ MẤT   (28/02/2003)
Các KCN ở Bình Định chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung  (28/02/2003)
“Nhiều sản phẩm đồ gỗ của ngành đã kết hợp hài hòa 2 yếu tố truyền thống và hiện đại”  (28/02/2003)
Khắc phục bệnh quan liêu, bàn giấy của cán bộ cơ sở  (28/02/2003)
Hai sự kiện mới trong làng báo Bình Định   (28/02/2003)
Bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý nguồn nước  (28/02/2003)
Một số định hướng cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay  (28/02/2003)