Tăng cường việc tuyên truyền pháp luật cho nông dân
17:36', 14/3/ 2003 (GMT+7)

Hiện nay, ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế. Nhiều nông dân khi vi phạm pháp luật đã thành thật là họ không hiểu luật, hoặc chỉ được nghe loáng thoáng trên đài, ti vi. Phần lớn hành vi phạm pháp của họ là không có tổ chức, không tính toán mà chỉ do bột phát, không kiểm soát được hành động của mình. Nhiều khi chỉ vì “luật làng” mà nhiều thanh thiếu niên trở nên côn đồ, hay chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ giữa xóm giềng với nhau cũng trở thành trọng án. Nhiều nông dân không hiểu pháp luật quy định họ được làm gì và cấm họ làm gì. Thậm chí, khi đứng trước vành móng ngựa họ cũng không hiểu mình phạm tội đến mức độ nào, chỉ khi vào trại giam họ mới được... học luật.

Nguyên nhân là do vấn đề tuyên truyền pháp luật cho nhân dân – nhất là cho nông dân lâu nay chưa được chú ý đúng mức. Người dân muốn tìm hiểu pháp luật lại bị hạn chế bởi nhiều xã hiện nay chưa có tủ sách pháp luật, hoặc nếu có chỉ lèo tèo 5 –3 cuốn sách luật. Biên chế mỗi xã hiện nay có 1 cán bộ tư pháp, nhưng trình độ hạn chế, nên khi nông dân khiếu nại, lại trả lời sai hoặc để kéo dài, sinh ra khiếu kiện vượt cấp. Theo thống kê của Hội Nông dân Việt Nam thì có trên 90% nông dân không biết đầy đủ pháp luật, chính sách; 40 – 45% nông dân hiểu biết pháp luật ở mức trung bình. Đây là một thực trạng đáng buồn, bởi khi nông dân không hiểu biết pháp luật, chính sách sẽ gây khó khăn cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật, nông dân không phát huy được quyền làm chủ, và cũng chính tình trạng này làm cho nền kinh tế chậm phát triển. Theo thống kê của cơ quan thanh tra và của văn phòng tiếp dân của UBND các cấp, có khoảng 30% đơn thư khiếu kiện sai do dân không nắm được luật.

Vì vậy, để người dân nắm vững kiến thức pháp luật thì hệ thống tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải được hình thành rộng khắp; tùy từng vùng, miền mà định hướng tuyên truyền pháp luật cho phù hợp. Thí dụ, đối với miền núi cần chú trọng tuyên truyền pháp luật của Nhà nước về hộ tịch, di cư, nhập cư, các chính sách về vay vốn, xóa đói giảm nghèo, luật hôn nhân và gia đình... giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình cũng như xóa bỏ hủ tục lạc hậu như di dân tự do, tảo hôn, ma chay tốn kém. Đồng thời thông qua giáo dục luật pháp cần làm cho người dân phân biệt rõ đâu là pháp luật, đâu là tục lệ. Với người nông dân ở đồng bằng thì tập trung giới thiệu các bộ luật về kinh tế, doanh nghiệp, luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo... Nhưng quan trọng hơn là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ xã, thôn nắm vững luật pháp cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chú ý hơn nữa việc xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật.

. Lê Văn

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cần xử lý nghiêm những vụ vi phạm pháp luật về đất đai  (09/03/2003)
Cha mẹ và việc hướng nghiệp cho con cái  (05/03/2003)
Nỗ lực bảo vệ các di tích đền tháp Champa   (04/03/2003)
Chủ động phòng cháy rừng trồng trong mùa khô  (03/03/2003)
Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn  (22/02/2003)
Để thế giới tuổi thơ thêm sắc màu  (21/02/2003)
Bình Định- Hoàng Anh Gia Lai 1- 1: Pipat lập công   (21/02/2003)
Tư vấn: Một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em  (21/02/2003)
Cách chữa cháy hiệu quả nhất là phòng cháy  (20/02/2003)
Lệnh trừng phạt Iraq xiết chặt hơn  (28/02/2003)
Đóng cửa quán “cơm tù” Ông Béo ở Đà Nẵng  (28/02/2003)
ĐƯỢC VÀ MẤT   (28/02/2003)
Các KCN ở Bình Định chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung  (28/02/2003)
“Nhiều sản phẩm đồ gỗ của ngành đã kết hợp hài hòa 2 yếu tố truyền thống và hiện đại”  (28/02/2003)
Khắc phục bệnh quan liêu, bàn giấy của cán bộ cơ sở  (28/02/2003)