Kiểm dịch tôm giống nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh ở tôm
20:6', 16/3/ 2003 (GMT+7)

Bình Định hiện có 2.527 ha mặt nước nuôi tôm, trong đó có hơn 45% là nuôi thâm canh và bán thâm canh. Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh ở tôm liên tục gia tăng, làm chậm tăng trưởng về năng suất và sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tôm dịch phần lớn là bởi chất lượng tôm giống không đảm bảo. Để người nuôi tôm hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Mai Kim Thi, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, về công tác kiểm dịch tôm giống hiện nay.

- Bà có thể cho biết việc kiểm nghiệm, kiểm dịch tôm giống sẽ mang lại điều gì cho người nuôi tôm trong tỉnh?

+ Trong những năm qua, trên địa bàn Bình Định tình hình dịch tôm liên tiếp gia tăng, trong đó nguyên nhân gây dịch bệnh nhiều nhất là do tôm giống không đảm bảo chất lượng. Do vậy, để hạn chế tình hình dịch bệnh tôm phát sinh, UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh thành lập Trạm kiểm nghiệm-kiểm dịch thú y thủy sản, trong đó có công tác kiểm dịch chất lượng tôm giống. Việc kiểm dịch tôm giống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi tôm, góp phần hạn chế phát sinh dịch bệnh ở tôm. Hiện nay, Trạm có thể kiểm nghiệm, kiểm dịch các loại bệnh như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút, thân đỏ đốm trắng… Đây là những bệnh chủ yếu gây ra dịch tôm ở Bình Định trong thời gian qua.

- Thủ tục và lệ phí kiểm dịch tôm giống hiện nay như thế nào, thưa bà?

+ Thủ tục để kiểm dịch tôm giống của Trạm rất đơn giản. Người có yêu cầu kiểm dịch chỉ việc mang mẫu tôm đến Trạm và viết phiếu yêu cầu kiểm dịch và nộp lệ phí là xong. Tuỳ theo loại bệnh yêu cầu kiểm dịch mà thời gian kiểm dịch nhanh hay chậm. Hiện thời gian kiểm dịch nhanh nhất là 15 phút và chậm nhất là 24 giờ thì có kết quả. Còn về lệ phí kiểm dịch cũng tuỳ theo yêu cầu loại bệnh kiểm dịch, hiện nay thấp nhất là 10 ngàn đồng/mẫu và cao nhất là 200 ngàn đồng/mẫu.

- Ngoài công việc kiểm dịch tôm giống, để hạn chế dịch bệnh tôm phát sinh, Chi cục còn có những biện pháp gì?

+ Để tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và hạn chế  tình hình dịch tôm như trong thời gian qua, chúng tôi đang lên kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng mạng lưới kiểm dịch tôm giống để đáp ứng tối đa nhu cầu kiểm dịch tôm giống của người nuôi tôm trong tỉnh. Ngoài việc người nuôi tôm đem mẫu đến Trạm để kiểm dịch, chúng tôi còn tiến hành đến tận những vùng nuôi tôm để lấy mẫu về kiểm dịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường công tác quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh, để dự báo cho người nuôi tôm biết về chất lượng nguồn nước mà có kế hoạch lấy và tháo nước cho phù hợp.

. Ngọc Thái

(Thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường việc tuyên truyền pháp luật cho nông dân  (14/03/2003)
Cần xử lý nghiêm những vụ vi phạm pháp luật về đất đai  (09/03/2003)
Cha mẹ và việc hướng nghiệp cho con cái  (05/03/2003)
Nỗ lực bảo vệ các di tích đền tháp Champa   (04/03/2003)
Chủ động phòng cháy rừng trồng trong mùa khô  (03/03/2003)
Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn  (22/02/2003)
Để thế giới tuổi thơ thêm sắc màu  (21/02/2003)
Bình Định- Hoàng Anh Gia Lai 1- 1: Pipat lập công   (21/02/2003)
Tư vấn: Một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em  (21/02/2003)
Cách chữa cháy hiệu quả nhất là phòng cháy  (20/02/2003)
Lệnh trừng phạt Iraq xiết chặt hơn  (28/02/2003)
Đóng cửa quán “cơm tù” Ông Béo ở Đà Nẵng  (28/02/2003)
ĐƯỢC VÀ MẤT   (28/02/2003)
Các KCN ở Bình Định chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung  (28/02/2003)
“Nhiều sản phẩm đồ gỗ của ngành đã kết hợp hài hòa 2 yếu tố truyền thống và hiện đại”  (28/02/2003)