Bình Định đang đi đúng hướng trong vấn đề bảo vệ đới ven bờ biển
17:34', 16/4/ 2003 (GMT+7)

GS Nguyễn Tác An

Phó giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An - Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang - là một chuyên gia đầu ngành Hải dương học, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý tổng hợp đới ven bờ biển. Hiện ông cùng nhiều cộng sự ở Viện Hải dương học Nha Trang giúp Bình Định xác định những nguyên tắc cơ bản để xây dựng Phương án quản lý tổng hợp đới ven bờ biển của tỉnh Bình Định. Ông đã trả lời phỏng vấn của Báo Bình Định.

- Thưa giáo sư, quản lý tổng hợp đới ven bờ (ICM) là khái niệm còn khá mới mẻ và tại sao đới ven bờ cần phải được quản lý theo những nguyên tắc này mà không phải là một nguyên tắc khác?

* Có thể định nghĩa khái niệm ICM như thế này: “Đó là một quá trình liên tục năng động mà nhờ nó có thể đưa ra các quyết định cho việc sử dụng, phát triển và bảo vệ bền vững các vùng nước và nguồn lợi biển và ven bờ”. ICM có nhiều mục đích, nó phân tích và đưa ra các gợi ý cho sự phát triển, giải quyết tranh chấp sử dụng, tạo ra mối tương quan giữa các quá trình tự nhiên và các hoạt động của con người. Nó thúc đẩy mối liên kết và làm hài hòa các hoạt động đơn lẻ tại vùng biển và vùng ven bờ.

Cho đến nay chưa phương pháp khoa học nào tỏ ra hiệu quả hơn ICM. Và chúng ta phải triển khai ICM để hạn chế sự suy giảm các nguồn lợi biển và ven bờ; kiểm soát và tiến tới loại bỏ các nguồn ô nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng do các ngành công nghiệp dưới nước như đánh bắt - nuôi trồng thủy sản, du lịch gây ra. Xác lập các ngành sản xuất sạch than thiện với môi trường. Tăng lợi nhuận kinh tế từ việc sử dụng khai thác các khu vực biển và ven bờ mà trước đây chưa được khai thác như dầu mỏ, khoáng sản ở ngoài khơi...

- Nếu đới ven bờ của tỉnh Bình Định được triển khai ICM, chương trình này sẽ có những ứng dụng cụ thể nào, thưa ông ?

* ICM có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để đạt được sự phát triển và quản lý bền vững các khu vực ven biển và ven bờ. Ví dụ như: Ngăn ngừa và quản lý ô nhiễm; phát triển đánh bắt thủy sản bền vững; phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ bền vững; bảo vệ đa dạng sinh học; phân vùng chức năng sử dụng vùng biển và ven bờ; quản lý chất thải tổng hợp; triển khai các Công ước quốc tế tại địa phương; giảm thiểu các tác động bắt nguồn từ sự thay đổi khí hậu và tăng mực nước biển... ICM được thiết kế với mục đích khắc phục tính không thống nhất trong quá trình khai thác, phát triển không kế hoạch, quản lý thiếu đồng bộ và cục bộ. ICM thường phân tích và đưa ra những gợi ý, định hướng cho sự phát triển, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình khai thác, sử dụng, tạo ra mối quan hệ lành mạnh hài hòa giữa các hoạt động của con người với các quá trình của tự nhiên với tiêu chí có tính chiến lược: vùng biển sạch sẽ, chất lượng cao, sử dụng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học và các di sản, cùng nhau hành động và hiểu biết tốt hơn. Thực chất, ICM chính là nghệ thuật lồng ghép hợp lý và hiệu quả giữa các chương trình phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng với các kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Một cách cụ thể thì những người dân sống trong khu vực được triển khai ICM sẽ được hưởng những quyền lợi nào, thưa ông ?

* Tôi muốn nhắc đến hai lĩnh vực dễ phát sinh nhiều lợi ích nhất cho cộng đồng đó là dân trí và tính đạo lý. Đầu tư cho ICM là đầu tư cho cộng đồng, cộng đồng phải được hưởng lợi, chính từ đó cộng đồng sẽ có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi để phát triển lâu dài. ICM sẽ tác động để nâng dần trình độ dân trí. Tính đạo lý là một trong những nguyên tắc ứng xử cơ bản của ICM. Có thể hình dung như thế này, những gì thuộc về địa phương thì người dân địa phương phải được hưởng lợi một cách cụ thể, trực tiếp và rõ ràng. Cộng đồng cư trú là chủ thể tác động trực tiếp lên những giá trị của đới ven bờ, việc khai thác những giá trị này phải đem lại những lợi ích thiết thân cho họ. Cam kết về những lợi ích này phải được đảm bảo bằng những nguyên tắc pháp lý vững vàng. Ví dụ: Việc triển khai một dự án du lịch ven biển khó lòng nhận được sử ủng hộ của cộng đồng cư trú nếu dự án không mang lại những lợi ích thiết thân và cụ thể cho người dân.

. Bá Phùng

Thực hiện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công an Quy Nhơn sẽ thường xuyên tuần tra trên đường phố  (15/04/2003)
Bình Định là trung tâm kết nối...  (15/04/2003)
Quyền… phán!  (14/04/2003)
Sẵn sàng phòng chống bệnh SARS  (09/04/2003)
Nên có phương án phòng, chống cháy rừng trong mùa khô  (07/04/2003)
“Tình làng nghĩa xóm” ở đô thị  (02/04/2003)
Sẽ thu hồi đất của những người đầu cơ, trục lợi  (01/04/2003)
Tâm lý, tính cách và sự phát triển  (31/03/2003)
Cải tạo tốt môi trường sẽ hạn chế dịch tôm   (30/03/2003)
Đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho đồng bào ở khu vực trung tâm huyện Vân Canh và lân cận  (28/03/2003)
Nước hồ thủy lợi chỉ đủ tưới cho 70% diện tích vụ hè thu  (26/03/2003)
Dự án xe buýt ở Quy Nhơn được đưa vào hoạt động sẽ tạo hiệu quả xã hội thiết thực  (25/03/2003)
Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên tại nơi cư trú  (24/03/2003)
Để đạt được mục tiêu từ 2003 đến 2005 đưa khoảng 3.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài  (19/03/2003)
Chủ nghĩa cơ hội và kẻ cơ hội  (17/03/2003)