Ông Hà Văn Phạn, Phó giám đốc Sở GTVT:
Mỗi tháng sẽ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô cho 15.000 – 20.000 người…
18:25', 22/4/ 2003 (GMT+7)

Hiện nay, vấn đề đào tạo, cấp giấy phép lái xe môtô (hạng A1) đang được sự quan tâm của nhiều người. Phóng viên Báo Bình Định đã gặp và trao đổi với ông Hà Văn Phạn, Phó giám đốc Sở GTVT xung quanh vấn đề này. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:

* Hiện nay, số người có nhu cầu đi học, thi và được cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 tại Bình Định tăng cao đột biến, các cơ sở đào tạo đã “quá tải”, ngành GTVT đã làm gì để giải quyết tình trạng này ?

- Thực trạng đúng như vậy. Sau khi có những giải pháp mạnh xử lý đối với những người điều khiển môtô tham gia giao thông không có giấy phép lái xe (GPLX), thì số lượng người xin học và thi lấy GPLX ngày càng đông, có lúc đột biến. Các cơ sở đào tạo được phân công đã quá tải. Bản thân Sở GTVT cũng không đủ sát hạch viên để tổ chức, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng từ tháng 8-2002 đến tháng 3-2003 cũng chỉ mới cấp được 17.411 GPLX, và đến nay tổng cộng cả tỉnh mới chỉ có hơn 87 ngàn người có GPLX. Như vậy số người sử dụng môtô chưa có GPLX còn lại ở Bình Địnhkhoảng hơn 100 ngàn người.

Để giải quyết vấn đề này trong năm 2003, Sở GTVT đặt chỉ tiêu: Mỗi tháng phải tổ chức đào tạo, sát hạch cho được từ 15.000 đến 20.000 thí sinh, thời gian cấp GPLX cho mỗi đợt thi từ 10 đến 20 ngày. Muốn đạt được chỉ tiêu này, Sở phải huy động toàn bộ CBCNV của Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc để bố trí đi đào tạo làm sát hạch viên tham gia các kỳ sát hạch. Hiện nay, chúng tôi đã tổ chức thành 2 bộ phận: bộ phận sát hạch (có 2 tổ) và bộ phận làm GPLX. Với 2 tổ sát hạch hiện có, bắt đầu từ tháng 4 trở đi chúng tôi tổ chức sát hạch lái xe môtô ở Quy Nhơn hàng ngày trong tuần và 1 tuần, 1 ngày ở các huyện, đồng thời tăng số lượng đợt thi từ 400 lên 500 thí sinh tại Quy Nhơn và 400 thí sinh tại huyện. Với cách làm đó, chúng tôi đã rút ngắn việc đăng ký dự thi, giảm dần tình trạng quá tải và tạo sự chủ động cho thí sinh đăng ký học và dự sát hạch hàng tuần, hàng tháng.

* Đó có phải là các biện pháp đối phó không? Hiện nay, nhiều người tỏ ra nghi ngờ về chất lượng của công tác đào tạo, cấp GPLX hạng này, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

- Đó không phải là biện pháp đối phó. Cách làm của chúng tôi khẩn trương nhưng thận trọng, bảo đảm đúng các Quy định hiện hành và nâng cao chất lượng đào tạo sát hạch để khi mọi người khi nhận được GPLX phải hiểu biết luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Để bảo đảm chất lượng, giảm số người thi rớt, chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo tăng cường công tác giảng dạy chính khóa và phụ đạo hàng ngày cho mọi người có nhu cầu học thi vào ban đêm. Đồng thời tổ chức thi thử, nếu đạt thì đưa vào danh sách thi chính thức. Với cách làm này, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao thông qua tỷ lệ thi đậu cao dần lên qua mỗi đợt thi. Mọi người hoan nghênh hưởng ứng đi học.

* Xin cảm ơn ông !

. Cát Hùng

(Thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nhiều dự án theo xu thế phát triển của du lịch Bình Định  (21/04/2003)
Sẽ có biện pháp để việc tiêu thụ sữa bò cho nông dân thuận lợi hơn  (17/04/2003)
Bình Định đang đi đúng hướng trong vấn đề bảo vệ đới ven bờ biển   (16/04/2003)
Công an Quy Nhơn sẽ thường xuyên tuần tra trên đường phố  (15/04/2003)
Bình Định là trung tâm kết nối...  (15/04/2003)
Quyền… phán!  (14/04/2003)
Sẵn sàng phòng chống bệnh SARS  (09/04/2003)
Nên có phương án phòng, chống cháy rừng trong mùa khô  (07/04/2003)
“Tình làng nghĩa xóm” ở đô thị  (02/04/2003)
Sẽ thu hồi đất của những người đầu cơ, trục lợi  (01/04/2003)
Tâm lý, tính cách và sự phát triển  (31/03/2003)
Cải tạo tốt môi trường sẽ hạn chế dịch tôm   (30/03/2003)
Đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho đồng bào ở khu vực trung tâm huyện Vân Canh và lân cận  (28/03/2003)
Nước hồ thủy lợi chỉ đủ tưới cho 70% diện tích vụ hè thu  (26/03/2003)
Dự án xe buýt ở Quy Nhơn được đưa vào hoạt động sẽ tạo hiệu quả xã hội thiết thực  (25/03/2003)