Vì sao hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Vĩnh An chưa hoạt động?
15:15', 6/5/ 2003 (GMT+7)

Theo kế hoạch dự kiến, đến tháng 5-2003, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt (HTCCNSH) Vĩnh An (Tây Sơn) sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên đến nay, người dân Vĩnh An vẫn chưa được sử dụng nước sạch do hệ thống này cung cấp. Nhân Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, chúng tôi đã phỏng vấn ông Đinh Dam - Chủ tịch UBND xã Vĩnh An - về nguyên nhân của sự chậm trễ này.

- Thưa ông, vì sao đến nay đồng bào huyện nhà vẫn chưa được sử dụng nước từ HTCCNSH Vĩnh An?

+ Không riêng đồng bào chờ đâu, mình cũng rất sốt ruột đấy. Lâu nay bà con vẫn phải dùng loại nước không tốt nên khi nghe Nhà nước cho xây dựng hệ thống cấp nước sạch ai cũng mừng. Giếng khoan có rồi, hệ thống lắng lọc, làm sạch nước cũng làm rồi, nhưng chưa đào được đá núi để đặt đường ống. Hồi khảo sát lập dự án, không ai ngờ là đường ống cấp nước sẽ chạy qua chỗ có nhiều đá núi như vậy, nên khi đụng đá, đơn vị thi công không chuẩn bị kịp. Hôm trước đã xin nổ mìn cho nhanh, nhưng huyện, tỉnh không đồng ý, bảo phải khoan, đục thôi. Hiện nay họ vẫn đang tích cực khoan, đào nhưng đá cứng lắm, tiến độ rất chậm. Chưa cung cấp nước cho bà con là vì lý do này, chắc phải chờ thêm ít lâu nữa.

- Hệ thống này sẽ cung cấp nước sạch cho khoảng bao nhiêu hộ dân?

+ Địa hình Vĩnh An có độ dốc cao, nguồn nước ngầm nghèo, người dân Vĩnh An lấy nước suối và nước giếng đào không đảm bảo chất lượng vệ sinh để làm nước sinh hoạt. Các nhà khoa học đã cho biết nhiều giếng nước mà bà con đang sử dụng có chất lượng rất xấu. Việc sử dụng nguồn nước này thường xuyên trong sinh hoạt đã gây các bệnh đường tiêu hóa, sỏi thận, làm xương bị giòn, dễ gãy. Dễ thấy nhất là nhiều người bị mục răng, rụng răng ngay khi đang còn thanh niên. Trung tâm cụm xã Vĩnh An sau khi quy hoạch gồm làng Giọt 1, làng Giọt 2, làng Kon Mon và khu hành chính xã hiện có gần 700 dân. Hệ thống cung cấp nước sạch mà tỉnh cho xây dựng cung cấp nước sạch cho trung tâm cụm xã Vĩnh An và cho cả một phần dân cư bên xã Bình Tường nữa. Hệ thống này lấy nguồn từ Suối Gộp (Vĩnh An), công suất 450m3/ngày đêm, đủ cung cấp nước cho hơn 5.000 dân. Nước cung cấp cho bà con đã được lắng lọc, khử trùng, bơm lên một đài nước cao 17 mét, sau đó sẽ chảy tự do theo đường ống về đến các điểm, cụm vòi công cộng, cung cấp nước tập trung. Mức cấp nước sinh hoạt bình quân là 80 lít/ người/ngày.

. Bá Phùng

(Thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phát triển chăn nuôi bò sữa: khả năng và triển vọng  (05/05/2003)
Sân khấu đang cần những kịch bản hay  (04/05/2003)
Mua công trái giáo dục là việc làm vì tương lai !  (02/05/2003)
Sản xuất điều công nghệ cao sẽ mở ra triển vọng cho những vùng đất khô cằn ở Bình Định  (01/05/2003)
Dự án xây dựng các trang web ở Bình Địnhđã được đấu thầu rộng rãi  (30/04/2003)
60% dân cư ở nông thôn sẽ được dùng nước sạch  (29/04/2003)
Nông dân và hội nhập kinh tế  (28/04/2003)
“Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu bạn đọc”  (25/04/2003)
Công ty sẽ mua toàn bộ mía nguyên liệu cho nông dân trong 15 ngày tới  (24/04/2003)
Sẽ có chương trình phát thanh tiếng Chăm H'roi  (24/04/2003)
Mỗi tháng sẽ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô cho 15.000 – 20.000 người…  (22/04/2003)
Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nhiều dự án theo xu thế phát triển của du lịch Bình Định  (21/04/2003)
Sẽ có biện pháp để việc tiêu thụ sữa bò cho nông dân thuận lợi hơn  (17/04/2003)
Bình Định đang đi đúng hướng trong vấn đề bảo vệ đới ven bờ biển   (16/04/2003)
Công an Quy Nhơn sẽ thường xuyên tuần tra trên đường phố  (15/04/2003)