Ông Nguyễn Công Tánh, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bình Định:
Các phong trào nông dân đã góp phần tích cực đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
18:2', 18/5/ 2003 (GMT+7)

Phát huy sức mạnh nông dân đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là vấn đề lớn trong công tác Hội Nông dân. Nhân dịp Đại hội Hội Nông dân Việt Nam tỉnh lần thứ 13 (2003-2008), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Tánh - Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh - về những kết quả của các phong trào nông dân Bình Định trong những năm qua.

- Thưa ông, xin ông cho biết kết quả một số phong trào nông dân nổi bật trong thời gian qua?

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua Hội Nông dân Việt Nam tỉnh và các cấp, đã nỗ lực triển khai nhiều phong trào hành động cách mạng trong nông dân, nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong đó có nhiều phong trào tiến hành trong nhiều năm và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phong trào nông dân thi đua xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phong trào nông dân thi đua phát triển văn hóa, xã hội... Đây là các phong trào lớn, trọng tâm của Hội, được các cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện và sự phối hợp với các ngành.

Đối với phong trào nông dân thi đua SXKDG, đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 mô hình SXKD quy mô lớn, nhiều hộ nông dân làm ăn đạt hiệu quả cao; đã có 398.000 lượt hộ đăng ký và qua bình xét có 125.018 hộ đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp, trong đó cấp tỉnh có 2.778 hộ, cấp huyện, thành phố 14.333 hộ và 107.907 hộ cấp cơ sở. Nhiều hộ nông dân SXKDG đã năng động, nhạy bén mở rộng qui mô sản xuất, có hơn 1.000 hộ nông dân thành các chủ trang trại trên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ thu hút hàng nghìn lao động ở nông thôn có việc làm. Các cấp Hội đã phối hợp với các đơn vị kinh tế, kỹ thuật chuyển giao tiến bộ KHKT, giúp đỡ nông dân ứng dụng các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao vào sản xuất, mở các lớp tập huấn kỹ thuật về quy trình công nghệ và kỹ năng lao động mà nông dân yêu cầu. Qua đó, Hội đã giúp cho hơn 45.000 hộ nông dân thoát nghèo, trong đó có 25 ngàn hộ trở thành hộ sản xuất giỏi, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh từ 12,03% năm 1997 (tiêu chí cũ) đến nay còn 9,4% (theo tiêu chí mới). Các chương trình dự án của Hội, hằng năm đã giúp 5.000 lao động nông thôn có việc làm mới. Trong phong trào nông dân thi đua xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân đóng góp tiền, vật liệu, ngày công… để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ cho nông dân, nông thôn. Trong phong trào nông dân thi đua phát triển văn hóa, xã hội, các cấp Hội đã tích cực vận động có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gia đình nông dân văn hóa, duy trì hoạt động CLB nông dân dân số và phát triển. Hội đã xây dựng được 176 ngàn hộ nông dân gia đình văn hóa, lập 126 đội bóng đá nông dân xã và 815 đội bóng chuyền thôn với 15.000 vận động viên tổ chức thi đấu hàng năm, lập 60 đội văn nghệ nông dân xã với 300 diễn viên. Hội đã tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia đóng góp xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Ngày vì người nghèo; xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm, nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Cùng với các phong trào lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới, Hội còn vận động nông dân tích cực xây dựng an ninh quốc phòng và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở địa phương.

- Còn về tổ chức Hội, thưa ông?

+ Bên cạnh việc góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, qua các phong trào hành động cách mạng, tổ chức Hội ngày càng lớn mạnh. Cụ thể, trong nhiệm kỳ qua tổ chức Hội các cấp đã kết nạp được 68.235 hội viên, nhiều hơn nhiệm kỳ trước 52.888 hội viên; phát thẻ 115.023 hội viên, chiếm 58% tổng số hội viên, đồng thời quản lý hội viên chặt chẽ, sinh hoạt nề nếp hơn. Đến nay toàn tỉnh có 11 BCH Hội Nông dân huyện, thành phố; 148 BCH Hội cơ sở (xã, phường, thị trấn); 986 chi hội; 3.486 tổ nông dân và 200.961 hội viên, chiếm tỷ lệ 80% so với hộ nông dân trong tỉnh và hơn 5.000 cán bộ hội chuyên trách các cấp.

- Xin cảm ơn ông!

. Hữu Vinh

(Thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo  (14/05/2003)
Quy hoạch trung tâm xã phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài  (13/05/2003)
Tình hình trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều bất cập…  (12/05/2003)
Văn hóa dòng họ và dòng họ văn hóa  (11/05/2003)
Vì sao hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Vĩnh An chưa hoạt động?   (06/05/2003)
Phát triển chăn nuôi bò sữa: khả năng và triển vọng  (05/05/2003)
Sân khấu đang cần những kịch bản hay  (04/05/2003)
Mua công trái giáo dục là việc làm vì tương lai !  (02/05/2003)
Sản xuất điều công nghệ cao sẽ mở ra triển vọng cho những vùng đất khô cằn ở Bình Định  (01/05/2003)
Dự án xây dựng các trang web ở Bình Địnhđã được đấu thầu rộng rãi  (30/04/2003)
60% dân cư ở nông thôn sẽ được dùng nước sạch  (29/04/2003)
Nông dân và hội nhập kinh tế  (28/04/2003)
“Số hóa nguồn tài liệu tại Thư viện tỉnh sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu bạn đọc”  (25/04/2003)
Công ty sẽ mua toàn bộ mía nguyên liệu cho nông dân trong 15 ngày tới  (24/04/2003)
Sẽ có chương trình phát thanh tiếng Chăm H'roi  (24/04/2003)