Ông Phạm Văn Thi, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Bình Định:
Chúng tôi đã sẵn sàng
16:49', 23/5/ 2003 (GMT+7)

P.V: Để thực hiện mục tiêu từ năm 2004 trở đi, không có người lang thang, cơ nhỡ xin ăn trên địa bàn tỉnh như Chỉ thị ngày 23-4-2003 của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã có những bước chuẩn bị gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Thi: Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã dự thảo xong đề án giải quyết tình trạng người lang thang cơ nhỡ xin ăn trên địa bàn tỉnh. Theo dự thảo này, nhiều biện pháp đồng bộ sẽ được thực hiện như: tổ chức các đợt thu gom cao điểm, phân loại để có hướng xử lý với từng loại đối tượng cụ thể. Chẳng hạn, với người lang thang xin ăn, lao động kiếm sống cả gia đình thì sẽ chuyển trả về địa phương nơi họ ra đi, giao cho chính quyền địa phương quản lý. Nếu là người trong tỉnh thì có sự trợ giúp của Nhà nước nhằm giúp họ có nhà để ở, có đất sản xuất, có việc làm, con cái được học hành (áp dụng chính sách như đối với hộ nghèo, người nghèo); người già, người tàn tật và trẻ lang thang xin ăn hoặc kết hợp công việc khác với xin ăn nếu có gia đình thì chuyển về cho gia đình và chính quyền địa phương quản lý; nếu không thì đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh; người tâm thần lang thang đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Tâm thần Hoài Nhơn; người có hành vi thúc ép người khác đi xin ăn về nuôi sống bản thân thì lập hồ sơ xử lý theo pháp luật... Đồng thời, thành lập tổ thường trực làm nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý người lang thang. Sau các đợt cao điểm, nếu phát hiện có đối tượng lang thang thì báo cho tổ thường trực đến giải quyết.

Tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh, ngoài việc chuẩn bị về chỗ ở, chúng tôi còn tổ chức dạy hai nghề: dệt chiếu và may dân dụng, có khả năng tiếp nhận hàng chục em học nghề. Trung tâm Tâm thần Hoài Nhơn cũng vừa xây dựng một khu nhà mới, có khả năng tiếp nhận thêm 30- 40 đối tượng. Như vậy, có thể nói, về phía ngành LĐ-TB&XH tỉnh, tất cả đã sẵn sàng.

- Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng người lang thang cơ nhỡ xin ăn trên địa bàn tỉnh, sự cố gắng của riêng Sở LĐ-TB&XH cũng không thể giải quyết được triệt để vấn đề?

+ Quả vậy. Và chúng tôi rất mong nhận được sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc thực hiện đề án này. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền; các hội, đoàn thể trong tỉnh phối hợp trong công tác vận động nhân dân; các địa phương nâng cao trách nhiệm quản lý người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn; cơ quan công an chủ trì công tác thu gom theo đợt và thường xuyên… Chỉ khi nào có sự nhập cuộc của các cơ quan chức năng liên quan, mới giải quyết được triệt để tình trạng người lang thang, cơ nhỡ xin ăn trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn ông!

. Khải Nhân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hy vọng sẽ có những giải pháp có giá trị khoa học và hiệu quả   (22/05/2003)
Phát triển lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa   (20/05/2003)
Các cụm thi, điểm thi được mở rộng hơn để tạo thuận lợi cho thí sinh   (19/05/2003)
Các phong trào nông dân đã góp phần tích cực đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn   (18/05/2003)
Tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo  (14/05/2003)
Quy hoạch trung tâm xã phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài  (13/05/2003)
Tình hình trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều bất cập…  (12/05/2003)
Văn hóa dòng họ và dòng họ văn hóa  (11/05/2003)
Vì sao hệ thống cung cấp nước sinh hoạt Vĩnh An chưa hoạt động?   (06/05/2003)
Phát triển chăn nuôi bò sữa: khả năng và triển vọng  (05/05/2003)
Sân khấu đang cần những kịch bản hay  (04/05/2003)
Mua công trái giáo dục là việc làm vì tương lai !  (02/05/2003)
Sản xuất điều công nghệ cao sẽ mở ra triển vọng cho những vùng đất khô cằn ở Bình Định  (01/05/2003)
Dự án xây dựng các trang web ở Bình Địnhđã được đấu thầu rộng rãi  (30/04/2003)
60% dân cư ở nông thôn sẽ được dùng nước sạch  (29/04/2003)