Doanh nghiệp với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
17:31', 17/6/ 2003 (GMT+7)

Nhãn hiệu Rượu Bầu Đá đã bị tranh chấp

Theo Cục Sở hữu Công nghiệp (nay là Cục Sở hữu Trí tuệ), ngày càng có nhiều đơn vị khi thương hiệu nổi tiếng mới biết là các cơ sở pháp lý đảm bảo thương hiệu của mình chưa được đăng ký bảo hộ bằng hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp (DN) chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) tại nước ngoài đã bị người khác đăng ký trước, dẫn đến mất thương hiệu. Việc DN chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình có thể dẫn đến nhiều thiệt hại như DN phải mua lại nhãn hiệu của chính mình đã bị người khác đăng ký trước; hoặc phải thay đổi nhãn hiệu đã sử dụng để không bị quy là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của người đã đăng ký trước; hoặc phải khiếu nại với các cơ quan chức năng, thậm chí phải đưa nhau ra tòa án để chứng minh mình mới là chủ đích thực NHHH. Do vậy, nhiều ý kiến cảnh báo các DN Việt Nam nếu như vì ngại chi phí cao mà hiện nay vẫn chưa tiến hành đăng ký NHHH ở nước ngoài, thì có thể sau này chi phí cho việc khiếu nại để giành lại thương hiệu của chính mình ở nước ngoài là rất cao và thời gian thông thường phải kéo dài từ 1-2 năm.

Việc khẩn trương đăng ký NHHH của mình vào thị trường đã, đang và sẽ xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ và là yếu tố không thể coi thường hoặc đắn đo đối với các DN, bởi ngoài việc tạo một cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ cho sản phẩm, đăng ký NHHH ra nước ngoài còn là thông điệp gửi đến các đối tác nước ngoài về sự hiểu biết và biết cách bảo vệ tài sản của DN. Tuy vậy, ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2002 Cục Sở hữu Công nghiệp đã cấp trên 100.000 thương hiệu (NHHH), nhưng chỉ có 1.600 là của DN Việt Nam, trong tổng số 90.000 DN Nhà nước và tư nhân trên cả nước. Điều này cũng không lấy làm khó hiểu, bởi thông qua cuộc điều tra 500 DN Việt Nam của Báo Thanh Niên vào cuối năm 2002 cho thấy: Hơn 95% số DN không nhận thức được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh; hơn 70% số DN chưa có bộ phận chuyên lo về xây dựng và quảng bá thương hiệu; trên 80% số DN đầu tư chưa đến 50% doanh số cho thương hiệu; chưa đến 50% số DN có sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu; cuối cùng là nhận thức của cộng đồng về giá trị thương hiệu còn hạn chế. Xã hội còn thờ ơ với việc cổ xúy cho sự phát triển thương hiệu Việt Nam, cũng như chưa tạo được môi trường thuận lợi cho thương hiệu Việt Nam phát triển.

Nằm trong tình trạng chung của cả nước, các DN Bình Định cũng còn coi nhẹ việc xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình. Có thể nói, hiện nay ở Bình Định chưa có một sản phẩm nào mang một thương hiệu mạnh, ngoại trừ một số sản phẩm liên doanh như sữa Vinamilk. Lâu nay chúng ta thường tự hào với thương hiệu rượu "Bàu Đá", song cho đến giờ này, "Bàu Đá" vẫn là "Bàu Đá" của một miền quê hẻo lánh. Thậm chí ngay cả Cục Sở hữu Công nghiệp quốc gia cũng không rõ nó là tên địa phương (nơi xuất xứ) hay là một tên gọi nào đó. Cho nên đã cấp đăng ký NHHH cho loại rượu được sản xuất từ một cơ sở ở tỉnh khác. Trong khi cơ sở sản xuất rượu Ngọc Hương của Bình Định xin đăng ký nhãn hiệu này để dùng chung cho các cơ sở sản xuất rượu Bàu Đá tại Nhơn Lộc (An Nhơn) nhưng đã bị Cục Sở hữu Công nghiệp từ chối vì cơ sở rượu Minh Anh (Quảng Nam) đã đăng ký trước NHHH này rồi.

Hiện nay, số lượng DN ở Bình Định xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng hóa của mình có thể tính trên đầu ngón tay. Điều đó, chứng tỏ các DN ở Bình Định vẫn chưa nhận thức được rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh, thể hiện chưa có DN nào của địa phương có bộ phận chuyên trách lo về xây dựng và quảng bá nhãn hiệu. Đặc biệt là sự đầu tư kinh phí cho thương hiệu quá ít. Có thể nói, các DN ở Bình Định, đặc biệt là các DN tư nhân hầu như ít chú ý đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu như: xây dựng chiến lược, hoạt động tiếp thị phát triển thương hiệu. Qua tiếp xúc một số chủ DN, chúng tôi nhận thấy hầu hết các chủ DN rất sợ tốn kém khi đăng ký NHHH. Nhưng khi thương hiệu của mình bị người khác đăng ký trộm, thì họ lại sẵn sàng chi tiền của và công sức để đòi lại. Vì vậy, người viết bài này xin có một lời nhắn đến các chủ DN của Bình Định là chẳng khác gì "mất bò mới lo làm chuồng".

Hiệp định thương mại AFTA không còn bao lâu nữa sẽ có hiệu lực đối với nước ta. Lúc đó, giá cả hàng hóa kèm với chất lượng sản phẩm (thông qua thương hiệu nổi tiếng) sẽ là tâm điểm cho người tiêu dùng ngắm tới. Đã đến lúc người tiêu dùng trong nước và cả trên thế giới không rảnh rỗi để đi lựa một sản phẩm, mặc cả như một trò chơi cút bắt. Họ chỉ nhắm vào những hàng hóa có các thương hiệu nổi tiếng để mua hàng.

NHHH là một trong những tài sản vô hình nhưng lại chiếm một tỷ trọng rất lớn trong khối tài sản chung của DN. Do đó, việc đăng ký và bảo hộ NHHH, đặc biệt tại thị trường nước ngoài, là một yếu tố không thể thiếu đối với DN Việt Nam, nhất là các DN có lịch sử phát triển lâu dài và bền vững. Đây là biện pháp tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ danh tiếng cho sản phẩm của mình, đồng thời còn là thước đo quan trọng đánh giá sự phát triển của DN.

. Hà Văn Sâm

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trung tâm Học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở  (12/06/2003)
Sẽ đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm sữa bò tươi với giá cả có lợi cho người chăn nuôi bò sữa  (13/06/2003)
Nhiều đơn vị có nguy cơ cháy nổ cao nhưng chưa tham gia bảo hiểm  (10/06/2003)
Vì sao có quá nhiều khiếu nại trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng?   (09/06/2003)
Cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc bảo vệ nguồn nước  (03/06/2003)
Một số vấn đề về xây dựng Đảng ở các cơ quan cấp tỉnh  (02/06/2003)
Vì sao nhiều trang trại trong tỉnh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?   (27/05/2003)
Khai thác du lịch lữ hành  (26/05/2003)
Tiềm năng du lịch Bình Định là cái nôi để Life Resort Quy Nhơn hoạt động, phát triển  (25/05/2003)
Chúng tôi đã sẵn sàng  (23/05/2003)
Hy vọng sẽ có những giải pháp có giá trị khoa học và hiệu quả   (22/05/2003)
Phát triển lĩnh vực phân tích kiểm nghiệm phục vụ công tác tiêu chuẩn hóa   (20/05/2003)
Các cụm thi, điểm thi được mở rộng hơn để tạo thuận lợi cho thí sinh   (19/05/2003)
Các phong trào nông dân đã góp phần tích cực đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn   (18/05/2003)
Tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo  (14/05/2003)