Làm cho dân thấy được lợi ích của việc làm chủ rừng lâu dài
17:11', 15/7/ 2003 (GMT+7)

Từ trước đến nay, Nhà nước thường ký hợp đồng giao khoán rừng với dân để bảo vệ, mức khoán là 50.000 đ/ha/năm kèm một số quyền lợi khác. Thực hiện chủ trương mới, gần đây huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên cho đồng bào. Sau 3 tháng triển khai mô hình thử nghiệm ở làng Hà Ri, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã xúc tiến kế hoạch triển khai tiếp mô hình thứ hai ở làng O5 thuộc xã Vĩnh Kim. Phóng viên Báo Bình Định đã trao đối với ông Y Nam - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh - về vấn đề này.

- Thưa ông, việc giao quyền sử dụng lâu dài đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên (ĐLNCRTN) chỉ mới vừa thí điểm ở Hà Ri được 3 tháng, vì sao huyện lại tổ chức làm triển khai tiếp ở làng O5 (Vĩnh Kim)?

+ Việc giao quyền sử dụng ĐLNCRTN ở làng Hà Ri chỉ mới triển khai được 3 tháng, nhưng thật ra trước đó chính quyền và các ngành có liên quan đã tổ chức tuyên truyền vận động cho bà con nhiều rồi. Chỉ mới 3 tháng thật sự làm chủ rừng thôi nhưng bà con đã thấy được những lợi ích thiết thực của chủ trương mới, bà con rất phấn khởi. Rừng đã được giữ gìn tốt hơn, hiện tượng lâm tặc xâm hại rừng ở cũng giảm xuống rất nhiều, ngay cả ở những vùng rừng giáp ranh cũng vậy. Hiện nay nhiều xã khác cũng muốn được giao quyền sử dụng ĐLNCRTN như Hà Ri, nhưng trong khả năng của huyện chúng tôi chỉ có thể làm ở làng O5 (Vĩnh Kim)...

- Nhưng nếu nhận khoán bà con sẽ có được khoản tiền 50.000đ/ha/năm, còn với cách làm mới, bà con sẽ không có khoản tiền này...

+ Ban đầu cũng có nhiều người không ủng hộ việc Nhà nước giao rừng đâu. Nhưng chính quyền và các ngành như Kiểm lâm, Địa chính... phải vận động, phân tích và thuyết phục bà con mới sáng ra chứ. Với cách làm cũ, bà con không thể đầu tư vào rừng để tìm thêm nguồn lợi vì hợp đồng khoán chỉ ký từng năm một, nhiều khu vực không cho tác động lên đất rừng... Mặt khác rừng cũng khó phát triển, không được làm giàu thêm nếu không được đầu tư. Với cách làm mới, rừng thật sự là tài sản của bà con, nếu Nhà nước muốn thu hồi để sử dụng vào mục đích khác thì phải đền bù. Bà con có thể đầu tư để làm giàu rừng (trồng cây lấy gỗ, trồng cây ăn trái...), thậm chí còn được khai thác gỗ với thiết kế khai thác của cơ quan có chức năng... Những lợi ích của phương án mới lớn hơn nhiều so với cách giao khoán cũ, những lợi ích đó cũng đã xuất hiện trong thực tế, chứ không phải chỉ là lời nói suông. Vì thế bà con đã tin vào cách làm mới của Nhà nước.

- Huyện sẽ giúp bà con đầu tư để phát triển vốn rừng như thế nào, thưa ông?

+ Trước mắt UBND huyện đã cho thành lập tổ công tác khảo sát rừng, dự kiến phân lô, khoảnh, định vị, đo đếm các chỉ tiêu trong từng ô (số lượng cây, quy cách chất lượng rừng...) trên diện tích 300 ha ĐLNCRTN ở Vĩnh Kim để giao cho các hộ dân. Dự kiến đến cuối năm nay, huyện Vĩnh Thạnh sẽ hoàn thành các thủ tục và tiến hành trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên cho nhân dân. UBND huyện cũng chỉ đạo các ngành Nông nghiệp, Kiểm lâm, Tài chính... của huyện giúp đỡ nhân dân xác định hướng đầu tư hợp lý. Trước mắt ở Hà Ri sẽ đầu tư trồng loại trúc lấy măng, sắp tới đây các ngành sẽ giúp bà con trả lời câu hỏi - Trồng cây gì, nuôi con gì thì có thể tiêu thụ được, có lợi ích lâu dài.

. Bá Phùng

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định là vùng đất có tiềm năng về du lịch   (13/07/2003)
Thăm và tặng sách cho Bộ đội Biên phòng  (11/07/2003)
Du lịch Bình Định sẽ phát triển ngang tầm, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh  (11/07/2003)
Xây dựng thương hiệu trong hoàn cảnh khó khăn  (08/07/2003)
Nuôi tôm trên cát sẽ phát triển ở nhiều vùng trong tỉnh  (06/07/2003)
Sẽ có 4 nhóm hoạt động lớn tại Hội chợ việc làm  (03/07/2003)
Nhân lực trình độ cao là khâu đột phá quan trọng để kinh tế Bình Định phát triển  (02/07/2003)
Hội nhập AFTA: Cơ hội và thách thức  (01/07/2003)
Chúng tôi tin tưởng cầu vượt đầm Thị Nại sẽ bảo đảm chất lượng, tiến độ  (26/06/2003)
Hy vọng Hội thảo "Bình Định: Tiềm năng và Cơ hội Đầu tư - Kinh doanh" sẽ thành công tốt đẹp  (25/06/2003)
Cần công bố kết quả kiểm nghiệm cho mọi người biết  (24/06/2003)
"Món hàng" sự thật  (22/06/2003)
Triển khai dịch vụ internet băng thông rộng ADSL  (18/06/2003)
Doanh nghiệp với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa  (17/06/2003)
Trung tâm Học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở  (17/06/2003)