Trại viết Văn nghệ Dân gian Việt Nam lần thứ VII -2003 đã thành công ngoài dự kiến
17:1', 8/9/ 2003 (GMT+7)

GS-TSKH Tô Ngọc Thanh

Như tin đã đưa, vừa qua, tại TP. Quy Nhơn đã diễn ra trại viết Văn nghệ Dân gian Việt Nam (VNDGVN) lần thứ VII - 2003. Đây là Trại viết VNDGVN lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định. Ngay sau khi Trại viết vừa bế mạc, Giáo sư - Tiến sỹ Khoa học (GS-TSKH) Tô Ngọc Thanh, Tổng Thư ký Hội VNDGVN, đã dành cho chúng tôi một cuộc trao đổi xung quanh thành công của Trại viết.

- Trước hết, đề nghị GS giới thiệu đôi nét về Trại viết VNDGVN lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định?

+ Được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Định, Sở VHTT tỉnh, Hội VNDGVN, phối hợp với Hội VHNT Bình Định tổ chức Trại viết VNDG các dân tộc Việt Nam năm 2003 tại thành phố biển Quy Nhơn từ ngày 8-8 đến ngày 6-9. Trại viết nhằm giúp đỡ một cách thiết thực về nghề nghiệp, đồng thời tạo điều kiện trao đổi cho các trại viên. Đối tượng tham gia Trại viết năm nay là các hội viên Hội VNDGVN và cộng tác viên của Hội VNDGVN, Chi hội VNDGVN tỉnh Bình Định. Đây là Trại viết lần thứ VII do Hội VNDGVN tổ chức và là Trại viết lần đầu tiên được tổ chức ở Bình Định. Tham gia Trại viết VNDGVN lần thứ VII - 2003 có 26 trại viên. Đáng lưu ý, trong số 26 trại viên, có 7 trại viên là người các dân tộc ít người, như: Bana Kriêm, Chăm Roi, M. Nông, Thái, Tày, Nùng. Các trại viên đến từ 9 tỉnh, thành phố trong nước. Trong số 26 trại viên có 3 trại viên là nữ: Trần Thị Huyền Trang (Bình Định), Đào Thị Lý (dân tộc H. Mông) và Lương Thị Đại (dân tộc Thái) ở Lai Châu. Thành phần tham gia Trại viết gồm nhiều lứa tuổi: Cao niên, trung niên và một số trại viên còn trẻ tuổi. Đơn cử như cụ Hoàng Tuấn Nam (dân tộc Tày ở Cao Bằng), cụ Mã Thế Vinh (dân tộc Nùng), nghệ sĩ nhân dân Võ Sỹ Thừa (Bình Định)… Các cụ chính là tấm gương để anh chị em trẻ tuổi noi theo. Đồng thời, các cụ đã đem đến Trại viết những kinh nghiệm giàu có của mình trong quá trình nghiên cứu VNDG. Trại viết có các bạn trẻ dưới 30 tuổi. Đây là điều đáng mừng cho sự nghiệp sưu tầm, nghiên cứu văn hóa - VNDGVN. Tinh thần làm việc của các trại viên trong thời gian ở Trại viết rất nghiêm túc. Ngoài việc lo viết phần công trình của mình, các trại viên còn có dịp để trao đổi ý kiến, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi hiểu biết về văn hóa dân gian; về cách làm công trình, cách thu thập tư liệu, những kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các thế hệ già - trẻ, giữa các vùng - miền, các dân tộc. Đây chính là môi trường để mọi người có thể chan hòa và mở rộng hiểu biết. Đồng thời, được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, các trại viên đã được dự một buổi giao lưu và sau đó được đi tham quan một số tỉnh ở Tây Nguyên. Đó cũng là một trong những thu hoạch quý mà các trại viên có được.

- GS có thể sơ bộ đánh giá về kết quả của Trại viết?

+ Có thể nói, Trại viết VNDGVN lần thứ VII - 2003 đã thành công ngoài dự kiến. Đề tài của các trại viên tham dự Trại viết khá phong phú, với nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau của nền văn hóa, của di sản văn hóa các dân tộc. Trong số những đề tài của các trại viên có những đề tài thuộc nhiều lĩnh vực. Về nghệ thuật, có nghệ thuật âm nhạc, mỹ thuật, trò chơi dân gian…; về nghệ thuật truyền thống có 5 công trình. Đối với nghề và làng nghề truyền thống, có 5 công trình, trong đó có những công trình rất điển hình của miền Trung, như công trình của nhà nghiên cứu Nguyễn Viết Kỉnh viết về cách làm nước mắm ở Nha Trang. Về phong tục, tập quán có 6 công trình. Về văn học dân gian có 3 công trình. Về văn hóa ẩm thực (viết về những món ăn, đặc sản, cách ăn uống…) có 2 công trình… Ngoài ra còn có 5 công trình về văn hóa dân gian nói chung của một vùng, một làng, một xã, một dân tộc. Qua đọc, xem, chúng tôi nhận thấy tất cả 26 trại viên tham dự Trại viết đều có sản phẩm tốt. BTC và Hội đồng Khoa học đã đọc và đánh giá rất tốt về các công trình nghiên cứu mà các trại viên thể hiện tại Trại viết. Hầu hết công trình của các trại viên đều đạt yêu cầu của Trại viết đề ra. Điều đáng mừng là một số trại viên đã hoàn thành vượt yêu cầu của Trại viết. Cụ thể, yêu cầu của Trại viết là trong thời gian gần 1 tháng ở Trại, mỗi trại viên chỉ cần hoàn thành khoảng 1/3 công trình là được. Thế nhưng, một số trại viên đã hoàn thành toàn bộ công trình ngay tại Trại viết. Thông qua việc đánh giá, nghiệm thu, chúng tôi vui mừng vì toàn bộ 26 công trình đều đạt yêu cầu đề ra.

- Riêng đối với các trại viên của Chi hội VNDGVN tỉnh Bình Định?

+ Trong số 26 trại viên của Trại viết VNDGVN lần thứ VII - 2003 này có 11 trại viên là hội viên thuộc Chi Hội VNDGVN tỉnh Bình Định. Trong đó có cả một số hội viên là người dân tộc thiểu số, như: hội viên Zang Danh (dân tộc Bana Kriêm), hội viên Đoàn Măng Téo (dân tộc Chăm Roi). Trong số 5 công trình nghiên cứu về nghệ thuật thì đa số đều tập trung ở Bình Định. Đó là công trình về Tuồng dân gian của nghệ sĩ nhân dân Võ Sỹ Thừa; về sân khấu bài chòi của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Kiểm; về âm nhạc dân gian trong âm nhạc Tuồng của nghệ sĩ Đào Duy Kiền… Cũng như nhiều trại viên khác, hầu hết các trại viên thuộc Chi Hội VNDGVN tỉnh Bình Định đã hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình và góp phần vào thành công của Trại viết. Nhân đây, chúng tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Bình Định, Sở VHTT và Hội VHNT tỉnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ để Hội VNDGVN tổ chức thành công Trại viết.

- Xin cảm ơn giáo sư!

. Viết Hiền (thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trung tâm Thương mại Quy Nhơn sẽ khai trương vào cuối năm nay  (27/08/2003)
Có đủ sách giáo khoa lớp 2, lớp 7 và thiết bị phục vụ năm học mới   (26/08/2003)
Doanh nghiệp tham dự hội chợ đông hơn mức mà chúng tôi dự kiến   (25/08/2003)
Cơ sở Mười Thu luôn chú ý đến chất lượng sản phẩm   (22/08/2003)
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Bình Định có những "tín hiệu" đáng mừng   (20/08/2003)
Làm gì để đào tạo được 400 lập trình viên quốc tế ?   (19/08/2003)
Giải thưởng Quang Trung về học tập sẽ là một giải thưởng có ý nghĩa   (18/08/2003)
Về việc xét tuyển công chức ngành Giáo dục- Đào tạo năm học 2003-2004   (17/08/2003)
Cơ hội gặp gỡ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng  (14/08/2003)
Công nghiệp miền Trung - Tây Nguyên đang khởi sắc và phát triển   (11/08/2003)
Sẽ có khoảng 15 DN thuộc KCN tham gia Hội chợ Việc làm   (08/08/2003)
Đấu giá quyền sử dụng đất ở là để chống đầu cơ   (05/08/2003)
Hội chợ việc làm là cơ hội để tuyên truyền sâu rộng về xuất khẩu lao động   (04/08/2003)
Đến năm 2005, cơ bản xóa hết hộ nghèo diện gia đình chính sách   (04/08/2003)
Đổi mới sáng tạo trong hoạt động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh   (24/07/2003)