Các phương án Tìm kiếm - Cứu nạn trên biển đang được tích cực triển khai
15:49', 25/9/ 2003 (GMT+7)

Mùa mưa bão đã gần kề. Theo thông báo của Đài khí tượng - thủy văn, năm nay tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp. Gió bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực miền Trung. Do vậy công tác phòng chống lụt bão nói chung, và công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển cần phải được chuẩn bị chu đáo. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Lâm - Phó ban TKCN người và phương tiện nghề cá trên biển của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định - về vấn đề này.

- Thưa ông, công tác TKCN trên biển trong mùa mưa bão năm nay được chuẩn bị như thế nào?

+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao; dựa vào đặc điểm nghề cá của địa phương và lực lượng, phương tiện hiện có, Chi cục BVNLTS - đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ TKCN trên biển chuyên ngành thủy sản - xác định phương hướng triển khai công tác TKCN trên biển trong mùa mưa bão năm nay như sau:

Trước hết, cần phải quán triệt quan điểm xem công tác phòng-tránh là chính; từ đó xác định phương châm: "Bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật chất tại chỗ, chỉ huy tại chỗ). Phối hợp với các địa phương ven biển xây dựng và tập huấn lực lượng nòng cốt tại chỗ, nhằm kịp thời và chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trên vùng biển địa phương. Kết hợp phương tiện hiện có của ngành Thủy sản tỉnh với các lực lượng liên quan như: Hàng hải, Biên phòng... để tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác TKCN. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động cùng phương tiện kỹ thuật của 2 đội TKCN thuộc chi cục. Đồng thời tổ chức chấn chỉnh lại hoạt động của mạng thông tin TKCN trên biển, đảm bảo thông tin thông suốt từ Ban TKCN đến các đài của tàu cá và các địa phương ven biển trong tỉnh...

- Công tác TKCN trên biển trong mùa mưa bão tuy mang tính chất "mùa vụ", "đến hẹn lại lên", nhưng rất quan trọng; cần phải rút kinh nghiệm các năm trước để tìm ra các phương án khả thi nhất. Vậy việc triển khai các biện pháp nói trên có gì mới?

+ Công tác TKCN trên biển quan trọng vì nó liên quan đến tính mạng, tài sản của bà con ngư dân; đến hoạt động nghề cá - là một bộ phận kinh tế lớn của tỉnh. Trong khi đó, lực lượng chuyên trách công tác TKCN của ngành Thủy sản tỉnh còn nhiều hạn chế về lực lượng và phương tiện; tất cả đều kiêm nhiệm; hiện nay chỉ có 1 tàu kiểm ngư kiêm nhiệm TKCN, hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 6 trở lại, cùng 4 chiếc bo bo. Kinh phí dành cho công tác này cũng còn hạn chế, thường thì đến cuối năm mới được chuyển. Thực tế khó khăn nên đòi hỏi phải có phương án phối hợp đồng bộ giữa Ban TKCN với các địa phương và các đơn vị liên quan nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động trong công tác TKCN trên biển, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của.

Chi cục đã phối hợp với các địa phương ven biển để củng cố, bổ sung lực lượng cho các đội tàu xung kích TKCN đã được các địa phương thành lập. Năm 2002 đã phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức tập huấn công tác TKCN cho 60 thanh niên xung kích ở Quy Nhơn, Tuy Phước. Năm nay tiếp tục tập huấn cho khoảng 100 thanh niên xung kích ở Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ. Qua 6 lớp đào tạo thuyền viên, Chi cục đã kết hợp lồng ghép phổ biến kinh nghiệm phòng tránh thiên tai, TKCN cho hơn 120 thuyền viên đi trên các tàu 90CV trở lên. Trong công tác đăng kiểm, cũng rất chú trọng kiểm tra các trang thiết bị an toàn như phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc, radio, máy định vị... của các tàu cá. Hiện nay có 70% tàu thuyền đáp ứng yêu cầu; con số 30% còn lại thuộc về các tàu thuyền không đăng ký, đăng kiểm. Ngay từ đầu năm, Chi cục cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân ven biển và ngư dân nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, tai nạn trên biển, thông qua các lớp tập huấn và các phương tiện thông tin đại chúng...

- Nếu có sự cố xảy ra trên biển, ngư dân sẽ liên hệ với ai, ở đâu?

+ Xin hãy liên hệ với Ban TKCN người và phương tiện nghề cá trên biển Bình Định, địa chỉ: 401 - Đống Đa - TP Quy Nhơn, điện thoại số 823052; hoặc gọi trực tiếp cho các ông: Nguyễn Hữu Hào (Trưởng ban TKCN), ĐTCQ: 892812, NR: 823026, DĐ: 0903501849; Nguyễn Duy Lâm (Phó ban), ĐTCQ: 823052, NR: 822673.

- Xin cám ơn ông.

. Bùi Lợi (thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phường Quang Trung đã sẵn sàng đón tiếp bà con đến tái định cư   (24/09/2003)
Việc giữ xe tại nhà là một giải pháp mở, mang tính nhân văn   (16/09/2003)
Ở Bình Định đã ngày càng xuất hiện khá nhiều mô hình cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm   (12/09/2003)
Tình trạng nghẽn mạch của mạng Vinaphone sẽ được khắc phục vào cuối tháng 9   (10/09/2003)
Trại viết Văn nghệ Dân gian Việt Nam lần thứ VII -2003 đã thành công ngoài dự kiến   (08/09/2003)
Trung tâm Thương mại Quy Nhơn sẽ khai trương vào cuối năm nay  (27/08/2003)
Có đủ sách giáo khoa lớp 2, lớp 7 và thiết bị phục vụ năm học mới   (26/08/2003)
Doanh nghiệp tham dự hội chợ đông hơn mức mà chúng tôi dự kiến   (25/08/2003)
Cơ sở Mười Thu luôn chú ý đến chất lượng sản phẩm   (22/08/2003)
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Bình Định có những "tín hiệu" đáng mừng   (20/08/2003)
Làm gì để đào tạo được 400 lập trình viên quốc tế ?   (19/08/2003)
Giải thưởng Quang Trung về học tập sẽ là một giải thưởng có ý nghĩa   (18/08/2003)
Về việc xét tuyển công chức ngành Giáo dục- Đào tạo năm học 2003-2004   (17/08/2003)
Cơ hội gặp gỡ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng  (14/08/2003)
Công nghiệp miền Trung - Tây Nguyên đang khởi sắc và phát triển   (11/08/2003)