Chính quyền địa phương đã buông lỏng quản lý
11:15', 13/10/ 2004 (GMT+7)

Nạn khai thác cát trái phép trên sông ở Bình Định đã được đề cập rất nhiều nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ông Ngô Tùng Hiếu, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường Bình Định, đã trả lời phỏng vấn PV Báo Bình Định về vấn đề này.

* Vì sao đến nay việc khai thác trái phép cát trên sông ở Bình Định vẫn chưa được chấn chỉnh? Đâu là trách nhiệm của Sở TN-MT trong vấn đề này, thưa ông?

- Nạn khai thác trái phép cát trên sông ở Bình Định hiện nay khá phổ biến, diễn ra một cách tùy tiện và rất đáng lo ngại bởi dễ gây ra sạt lở đất, nhất là trên các sông có dòng chảy lớn như Hà Thanh, Lại Giang, La Tinh.... Nguyên nhân là một số địa phương buông lỏng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, thiếu kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm. Ở đây, trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản nói chung và tài nguyên cát nói riêng còn là của các cấp chính quyền địa phương, theo quy định tại điều 55 Luật Khoáng sản năm 1996, chứ không chỉ của riêng Sở TN-MT. Hơn nữa, Sở TN-MT cũng chỉ mới nhận nhiệm vụ này từ cuối năm 2003. Từ đó đến nay, chúng tôi đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác cát nói riêng, trong đó có việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra. Chúng tôi đã triển khai một đợt thanh tra quy mô lớn ở 31 doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Riêng về việc khai thác cát, đã có 2 lần kiểm tra khu vực dọc sông Hà Thanh, phát hiện 5 điểm khai thác cát trái phép. Lần gần đây nhất vào cuối tháng 9 đã phát hiện và lập biên bản một số đối tượng khai thác cát trái phép. Sở TN-MT đã có báo cáo lên UBND tỉnh, kiến nghị tỉnh xử lý vi phạm và đề xuất một số biện pháp quản lý trong thời gian tới.

* Theo ông, biện pháp nào là hiệu quả để sớm chấn chỉnh nạn khai thác cát trái phép trên sông?

- Điều cơ bản nhất vẫn là tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân pháp luật về khoáng sản, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản để dân tự giác chấp hành. Thứ hai là cần đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã phường trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Các cấp chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về khoáng sản theo thẩm quyền và đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Và yếu tố còn lại là khi phát hiện có vi phạm thì phải xử lý thật nghiêm minh, triệt để.

. Nguyên Sương (thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đến năm 2005, phải có ít nhất 80% cán bộ công chức có trình độ về CNTT  (07/10/2004)
Đã sẵn sàng cho lễ hội quân   (06/10/2004)
Chi nhánh NHCSXH Bình Định: 4 tỉ đồng dành cho sinh viên vay vốn học tập   (23/09/2004)
Thanh niên phải có ý thức vươn lên làm chủ sự nghiệp và chịu trách nhiệm đến cùng   (23/09/2004)
Sẽ xây dựng 5 khu đa dạng sinh học   (22/09/2004)
Vì sao giáo viên dạy các lớp học linh hoạt chưa được nhận trợ cấp sinh hoạt phí?   (21/09/2004)
Nên chỉ có hai loại hình trường: công lập và tư thục  (15/09/2004)
Không có chuyện Trường chuyên "vừa đá bóng, vừa thổi còi"  (14/09/2004)
Cấp sổ đỏ tại Quy Nhơn: Vừa làm, vừa chờ   (09/09/2004)
Tìm các nhà tài trợ dài hơi để hỗ trợ học sinh nghèo   (25/08/2004)
Vì sao giống lúa lai chưa được sản xuất đại trà ?   (24/08/2004)
Du lịch Bình Định: Những tiền đề phát triển  (20/08/2004)
Ứng dụng chế phẩm EM: Bước đầu đã có những hiệu quả  (17/08/2004)
Ưu tiên xét tuyển những thí sinh người dân tộc thiểu số và vùng khó khăn   (13/08/2004)
Đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thêm điều kiện thoát nghèo  (12/08/2004)